24 câu hỏi giúp bạn tăng sự thấu hiểu khách hàng

24 câu hỏi giúp bạn tăng sự thấu hiểu khách hàng 1

Thấu hiểu khách hàng là gì?

Thấu hiểu khách hàng (Customer Insight) là việc thấu hiểu sâu sắc ý nghĩ, mong muốn, sự thật nằm sâu trong tâm trí người tiêu dùng => giúp chinh phục khách hàng của bạn 1 các hiệu quả nhất.

thau-hieu-khach-hang

Tại sao phải thấu hiểu khách hàng?

Việc thấu hiểu khách hàng là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực marketing và kinh doanh. Dưới đây là một số lý do tại sao việc này rất quan trọng:

  1. Xác định nhu cầu và mong muốn của khách hàng: Bằng cách hiểu rõ khách hàng, bạn có thể xác định được những gì họ thực sự cần và muốn từ sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Điều này giúp bạn tạo ra các chiến lược marketing và sản phẩm phù hợp, tăng khả năng thành công của chiến dịch của bạn.
  2. Xây dựng mối quan hệ: Khi bạn thấu hiểu khách hàng, họ cảm thấy được quan tâm và đánh giá cao. Điều này giúp xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng, tạo ra lòng trung thành và giúp giữ chân khách hàng hiện tại và thu hút khách hàng mới.
  3. Tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng: Hiểu biết về khách hàng giúp bạn cải thiện trải nghiệm của họ khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Điều này có thể làm tăng sự hài lòng và giảm tỷ lệ churn (tỷ lệ khách hàng chuyển đổi sang sản phẩm hoặc dịch vụ của đối thủ).
  4. Tạo ra sản phẩm và dịch vụ mới: Thấu hiểu khách hàng giúp bạn phát hiện ra các cơ hội mới cho sản phẩm và dịch vụ của mình. Bằng cách hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng, bạn có thể phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới mà thỏa mãn được những yêu cầu đó.
  5. Tối ưu hóa chiến lược marketing: Thấu hiểu khách hàng giúp bạn tối ưu hóa các chiến lược marketing của mình. Bạn có thể tập trung vào các phương tiện truyền thông mà khách hàng của bạn sử dụng, tạo nội dung mà họ quan tâm, và định hình thông điệp của bạn sao cho phù hợp với đối tượng mục tiêu.

Nhìn chung, việc thấu hiểu khách hàng là một phần quan trọng không thể thiếu của mọi chiến lược kinh doanh và marketing. Nó giúp bạn tạo ra giá trị thực sự cho khách hàng và đạt được mục tiêu kinh doanh của mình một cách hiệu quả.

24 câu hỏi giúp bạn tăng sự thấu hiểu khách hàng

  1. Khách hàng họ là ai theo các yếu tố nhân khẩu học? Độ tuổi, giới tính, Họ được sinh ra ở đâu? 2. Khu vực địa lý nào? Hoàn cảnh gia đình?
  2. Công việc và địa vị xã hội?
  3. Quan niệm sống? Ưu tiên trong cuộc sống? Tính cách?
  4. Khách hàng cần phải thực hiện nhiệm vụ gì? Mục tiêu của họ khì làm việc đó là gì?
  5. Họ thường xuyên có mặt ở đâu trong các hoat động hàng ngày (công việc, học tâp, vui chơi, các cộng đồng, tổ chức họ thường tham dự)?
  6. Họ hay tiếp cận nguồn thông tin nào? Trên online hay offline? Tần suất tiếp cận?
  7. Họ đã tìm hiểu về sản phẩm/dịch vụ của chúng ta như thế nào trước khi quyết định mua?
  8. Họ mua hàng theo tiêu chí gì?Những ai có ảnh hưởng đến họ?
  9. Họ có những nỗi đau gì trước, trong và sau trong quá trình tìm kiếm, lựa chọn và sử dụng dịch vụ?
  10. Điều gì làm họ chần chừ hoặc không chắc chắn khi quyết định mua sản phẩm/dịch vụ của chúng tôi?
  11. Những ý kiến feedback điển hình về sản phẩm, dịch vụ là gì?
  12. Điều gì khiến họ tiếp tục sử dụng? Yếu tố trung thành của khách này là gì?
  13. Họ đã so sánh sản phẩm/dịch vụ của chúng ta với đối thủ cạnh tranh như thế nào? Có điểm nào khiến họ lựa chọn chúng ta thay vì hãng khác?
  14. Họ mong đợi điều gì từ chúng ta trong tương lai? Có sản phẩm hoặc cải tiến nào họ cần không?
  15. Làm thế nào chúng ta có thể cải thiện trải nghiệm của họ với sản phẩm/dịch vụ của mình?
  16. Họ thấy giá trị nào ở sản phẩm/dịch vụ của chúng ta là quan trọng nhất đối với họ?
  17. Họ có kinh nghiệm mua sắm nào từ thương hiệu khác mà mong muốn chúng ta học hỏi hoặc áp dụng?
  18. Trong quá trình sử dụng sản phẩm/dịch vụ của chúng ta, họ có gặp phải vấn đề gì liên quan đến hỗ trợ khách hàng không? Cảm nhận của họ về cách giải quyết đó như thế nào?
  19. Họ đã so sánh sản phẩm/dịch vụ của chúng ta với đối thủ cạnh tranh như thế nào? Có điểm nào khiến họ lựa chọn chúng ta thay vì hãng khác?
  20. Họ mong đợi điều gì từ chúng ta trong tương lai? Có sản phẩm hoặc cải tiến nào họ cần không.
  21. Làm thế nào chúng ta có thể cải thiện trải nghiệm của họ với sản phẩm/dịch vụ của mình?
  22. Họ thấy giá trị nào ở sản phẩm/dịch vụ của chúng ta là quan trọng nhất đối với họ?
  23. Họ có kinh nghiệm mua sắm nào từ thương hiệu khác mà mong muốn chúng ta học hỏi hoặc áp dụng?
  24. Trong quá trình sử dụng sản phẩm/dịch vụ của chúng ta, họ có gặp phải vấn đề gì liên quan đến hỗ trợ khách hàng không? Cảm nhận của họ về cách giải quyết đó như thế nào?

Nếu bạn có ý kiến hay hơn hãy chia sẻ giúp Văn cùng phát triển với nhé.

Theo dõi thêm Văn Digital để cập nhật thêm nhiều kiến thức hay về Digital Marketing hữu ích khác.

Chỉnh Sửa Video: 6 công cụ cho anh em làm nội dung video

Chỉnh Sửa Video: 6 công cụ cho anh em làm nội dung video 2

6 Công Cụ Chỉnh Sửa Video Đỉnh Cao: Tạo nội dung video chất lượng làm marketing và Affiliate. Kết hợp hiệu ứng và chức năng mạnh mẽ dễ sử dụng dành cho bạn.

chinh-sua-video

1. DICHTUDONG.COM: 

Công cụ làm review phim tự động dịch và biên tập lại bản dịch video bằng chatGPT cực kì tự nhiên sử dụng làm tiktok, facebook và Youtube. Có demo dùng thử.

  • Website: https://dichtudong.com/vi-vn/

2. VOCALREMOVER: 

Giúp tách giọng, khử ồn, thay đổi tone giọng cho anh em làm video,… có nhiều cái nữa bạn có thể nghiên cứu thêm.

  • Website: https://vocalremover.org/vi/

3. TABCUT: 

Tool nghiên cứu thị trường giúp theo dõi được bảng xếp hạng video Affiliate. Anh em có thể xem các chỉ số về lượt xem, lượt bán, lượt chia sẻ, giá sản phẩm,… theo ngày, tuần, tháng.

  • Website: https://tabcut.vn/

4. MYINSTANTS: 

Tổng hợp các thể loại âm thanh để anh em chèn vào video miễn phí anh em sử dựng khá nhiều.

  • Website: https://www.myinstants.com/

5. TOKCOMMENT.COM: 

Đây là 1 web tạo replay comment trên video. Bạn nào cần có thể thử nhé.

  • Website: https://tokcomment.com/

6. GHOSTCUT: 

Giúp xoá sub và logo trong video chỉ bằng 1 cú click. Hơn nữa nó có thể chèn sub mới và lồng tiếng.

  • Website: https://jollytoday.com/

Kết hợp với Capcut để chỉnh sửa Video trên điện thoại và máy tính miễn phí rất nhẹ và dễ sử dụng.

Chúc anh em sớm có video triệu view nha.

Theo dõi thêm Văn Digital để cập nhật thêm nhiều kiến thức hay về Digital Marketing hữu ích khác.

Gợi ý 12+ cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng hiệu quả

Gợi ý 12+ cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng hiệu quả 3

Tìm kiếm khách hàng tiềm năng là một phần quan trọng của mọi doanh nghiệp dù mới hay cũ. Các phương pháp tìm kiếm khách hàng tiềm năng mới kết hợp với dữ chân khách hàng cũ sẻ giúp bạn phát triển doanh nghiệp một cách bền vững.

cach-tim-kiem-khach-hang-tiem-nang

Văn gợi ý 12 cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng bạn có thể tham khảo:

I. Cách tìm kiếm khách hàng online:

  1. Tối ưu hóa trang web của bạn trên Google (SEO):

    Việc có một trang web chuyên nghiệp và dễ sử dụng rất quan trọng. Đảm bảo trang web của bạn được tối ưu hóa cho các công cụ tìm kiếm (SEO) để người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm thấy bạn qua các kết quả tìm kiếm.
    Hãy làm SEO tổng thể về ngành kinh doanh của bạn sẽ rất tốt về lâu dài.

  2. Chạy quảng cáo sử dụng Google Ads, Facebook Ads, Tiktok Ads

    Sử dụng Google Ads để tạo quảng cáo trả tiền trên Google. Điều này sẽ giúp bạn hiển thị quảng cáo của mình cho những người tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp.

    Ngoài ra còn có Facebook Ads, Tiktok Ads, v.v… là giải pháp để bạn có được khách hàng nhanh chóng nhưng có điểm yếu là chi phí 2 kênh này ngày càng cao hơn và khá hiếm ngành hàng hiện nay chỉ chạy Ads mà đem lại được lợi nhuận đầu tư.

  3. Sử dụng AI tìm kiếm khách hàng tìm năng trên Social:

    Giám sát từ khóa để tìm khách hàng tiềm năng và tiếp cận bằng AI.

  4. Sử dụng mạng xã hội chia sẻ xây dựng nội dung giá trị:

    Sản xuất video ngắn trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok và LinkedIn để tạo nền tảng truyền thông và tương tác với khách hàng tiềm năng. Bạn có thể tạo nội dung hấp dẫn và quảng cáo trên các mạng xã hội này để thu hút sự chú ý của khách hàng.

    Tạo nội dung giá trị thông qua viết blog, viết bài trên trang web của bạn hoặc viết bài trên các trang web khác, sản xuất video ngắn trên tiktok, facebook, youtube. Nội dung hữu ích có thể thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng và tạo ra cơ hội tiếp cận mới.

  5. Tham gia hoặc xây dựng group cộng đồng:

    Tham dự các group cộng đồng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, giải đáp thắc mắc cũng là 1 cách để có được các khách hàng tiềm năng trong tương lai.

  6. Chương trình tiếp thị liên kết (Affiliate):

    Tham gia các chương trình Affiliate của Shoppe, Lazada hay accesstrade v.v… cũng là cách vừa có khách hàng mới tiềm năng và tăng cả doanh số bán hàng cho bạn.

  7. Comment sản phẩm trên các bài viết và Fanpage nổi tiếng

  8. Đưa sản phẩm lên các sàn buôn bán tập trung:

    Đưa sản phẩm lên sàn Lazada, Shoppe hay Tiktokshop hoặc lên các trang Booking Agoda, Tripadvisor v.v.. hoặc cung cấp sản phẩm qua kênh đại lý du lịch

  9. Xây dựng kế hoạch Email Marketing Automation:

    Đối với các ngành hàng về bán khoá học đang dùng khá hiệu quả.

II. Cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng Offline

  1. Tham gia vào các sự kiện và triển lãm:

    Tham gia vào các sự kiện ngành và triển lãm, hội chợ trưng bày có thể giúp bạn kết nối với khách hàng tiềm năng trực tiếp. Đây là cơ hội để bạn thể hiện sản phẩm hoặc dịch vụ của mình và xây dựng mối quan hệ trực tiếp với khách hàng.

  2. Tổ chức các sự kiện:

    Tổ chức các sự kiện chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về ngành nghề của bạn là các tăng uy tín và từ đó có được các khách hàng tiềm năng liên hệ.

  3. Chương trình activation:

    Tổ chức các chương trình hoạt động nơi có khách hàng mục tiêu của bạn như ở trường học, chung cư, siêu thị, v.v… giới thiệu sản phẩm dùng thử cũng giúp bạn tăng khả năng có khách hàng tiềm năng.

III. Cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng mới qua danh sách khách hàng cũ:

  1. Đối với những ngành hàng có yếu tố WOM chương trình khách hàng mới qua tệp khách hàng cũ là rất hiệu quả

Nhớ rằng việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng là một quá trình liên tục và đòi hỏi kiên nhẫn. Bằng cách áp dụng các phương pháp này và theo dõi kết quả, bạn có thể xây dựng một cơ sở khách hàng lớn và đáng tin cậy cho doanh nghiệp của bạn.

Nếu các bạn có cách này hay và hiệu quả khác nhớ chia sẻ thêm với Văn nhé!

Văn Digital với kinh nghiệm hơn 8 năm làm marketing trên Internet có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp của bạn cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng mới của bạn gọi 0965.77.30.30 để được tư vấn trực tiếp miễn phí.

Theo dõi thêm Văn Digital để cập nhật thêm nhiều kiến thức hay về Digital Marketing hữu ích khác.

CDP là gì? 4 hệ thống CDP tại Việt Nam

CDP là gì? 4 hệ thống CDP tại Việt Nam 4

CDP là gì?

CDP (là viết tắt của Customer data platform) là nền tảng dữ liệu khách hàng là một tập hợp phần mềm tạo ra một cơ sở dữ liệu khách hàng thống nhất, bền vững mà các hệ thống khác có thể truy cập được. Dữ liệu được lấy từ nhiều nguồn, được làm sạch và kết hợp để tạo ra một hồ sơ khách hàng duy nhất.

cdp-tai-viet-nam

4 hệ thống CDP tại Việt Nam

Hiện tại Văn đã có cơ hội trải nghiệm làm việc với các đơn vị CDP tại thị trường Việt Nam.

  1. Pango CDP

    ByteTech được thành lập từ năm 2016 với mục tiêu mang đến các giải pháp công nghệ tiên tiến và chuyên sâu trong lĩnh vực quản lý và sử dụng hiệu quả dữ liệu khách hàng, giúp doanh nghiệp tăng doanh thu và phát triển bền vững dựa trên định hướng dữ liệu.

    ByteTech là chủ sở hữu và phát triển giải pháp nền tảng dữ liệu khách hàng PangoCDP.

    Website: https://bytetech.io/

  2. Mobio CDP

    Mobio là một nền tảng tất cả trong một dành cho nhóm Tiếp thị, Bán hàng và Dịch vụ với CDP là trung tâm.
    Sản phẩm của Mobio được thiết kế để giải quyết những thách thức kinh doanh hàng ngày và tạo ra giá trị đích thực cho khách hàng.Link website: https://mobio.io/

  3. Cnvloyalty

    CNV Loyalty là một sản phẩm của CNV với ứng dụng chính Loyalty App – ứng dụng chăm sóc khách hàng thời đại 4.0. Mục đích chính của Loyalty App là mở rộng tệp khách hàng trung thành cho doanh nghiệp thông qua những trải nghiệm đáng giá về dịch vụ khách hàng.

    Website: https://cnvloyalty.com/

  4. Antsomi CDP 365

    Có trụ sở tại Đông Nam Á, Antsomi là một công ty công nghệ tiếp thị dựa trên AI với sứ mệnh chuyển đổi các doanh nghiệp thành các công ty dựa trên dữ liệu trên toàn cầu.

    Chúng tôi đã xây dựng Antsomi CDP 365, một nền tảng dữ liệu khách hàng với tính năng tự động hóa tiếp thị, để giúp bạn những việc sau:

    – Để thống nhất dữ liệu khách hàng của bạn – có thể là trực tuyến hoặc ngoại tuyến.
    – Để xây dựng cái nhìn khách hàng 360 độ.
    – Để cung cấp cá nhân hóa trên quy mô lớn và cung cấp trải nghiệm khách hàng đa kênh.

    Website: https://www.antsomi.com/

Ứng dụng CDP trong kế hoạch Marketing như thế nào?

Xác định nguồn tăng trưởng cho thương hiệu của bạn.

Khách hàng mới (New User):

  1. Khách hàng chưa gia nhập thị trường bao giờ (Non-category User): Cần làm Research để hiểu lí do vì sao họ không gia nhập, có thể là thị trường phi thiết yếu không cần thiết, nên không có nhu cầu (máy xông tinh dầu); hoặc không dễ tìm thấy cửa hàng bán / kênh phân phối; hoặc đơn thuần là vì giá cao mà có thể tìm được giải pháp thay thế ít tốn kém hơn (máy rửa bát dĩa). Cần phải phân tích các yếu tố này, rồi mới thiết kế chiến lược để tháo gỡ những rào cản tâm lý & vật lý.
  2. Khách hàng đang dùng Brand đối thủ (Competitor User): Cần làm Research toàn diện để hiểu lí do vì sao họ sử dụng, hay gắn bó trung thành với Brand đối thủ (phân tích chuỗi giá trị: sản phẩm, giá, các CTKM, trải nghiệm khách hàng, dịch vụ, kênh phân phối, hoạt động Sales & Marketing, v.v…). Hiểu cả thế mạnh & điểm yếu của đối thủ, rồi mới thiết kế chiến lược để tấn công nhằm lôi kéo khách hàng.
  3. Khách hàng đã vào thị trường nhưng sau đó rời bỏ (Lapser): Có thể là sau khi đã sử dụng xong sản phẩm hoặc dịch vụ thì nhu cầu đã được thỏa mãn, cảm thấy ko cần thiết để tiếp tục duy trì (phẫu thuật, sơn nhà cửa, thuốc trị giun); hoặc sử dụng mà sau đó cảm thấy giá trị ko như kỳ vọng. Cần hiểu hết các lí do, phân tích cơ hội, khả năng lôi kéo họ quay lại có được hay ko, rồi mới thiết kế chiến lược để lôi kéo.

Khách hàng hiện tại (Current User):

  1. Khách hàng hiện tại của Brand (Current User): Tiếp tục phân khúc theo các tiêu chí như giá trị trung bình đơn hàng (AOV); hay lượng tiêu thụ sản phẩm ít – trung bình – nhiều; hay theo danh mục sản phẩm, v.v..rồi thiết kế cả chiến lược lẫn các hoạt động ngắn hạn (như promotion) để tác động họ mua nhiều sản phẩm hơn, tăng giá trị bill, hoặc quay lại mua sớm hơn.

Tuỳ theo nhu cầu của công ty của bạn thì hãy lựa chọn đơn vị để phù hợp nhất với công ty của bạn nhé. Chúc các bạn có thể triển khai CPD thành công phục vụ tốt được cho kinh doanh của bạn.

Cách thêm sản phẩm lên Fanpage Facebook chỉ trong 2 bước 5

Để khách hàng của bạn có dễ dàng tìm thấy link sản phẩm và mua sản phẩm ngay trên bài viết => cách thêm sản phẩm lên Fanpage Facebook chỉ trong 2 bước.

Đừng lo lắng, hôm nay Hạnh “ham học” sẽ hướng dẫn chi tiết 2 bước trong bài viết dưới đây.

Cách thêm sản phẩm lên Fanpage Facebook chỉ trong 2 bước 6

Hướng dẫn cách thêm sản phẩm lên Fanpage Facebook:

Bước 1: Tạo Danh Mục

B1.1: Vào Facebook Meta Business, chọn “Tất cả công cụ”. Sau đó, chọn “Thương mại”.

cach-them-san-pham-len-fanpage-facebook-1

B1.2: Chọn “Thêm Danh Mục” ở phần Danh Mục

Cách thêm sản phẩm lên Fanpage Facebook chỉ trong 2 bước 7

B1.3: Chọn “Loại Danh Mục” mà bạn Shop bạn đang bán. 

Ví dụ: Hạnh sẽ chọn mục “Thương mại điện tử”

Cách thêm sản phẩm lên Fanpage Facebook chỉ trong 2 bước 8

B1.4: Chọn “Chủ sở hữu danh mục”. Sau đó, đặt “Tên Danh Mục”

Cách thêm sản phẩm lên Fanpage Facebook chỉ trong 2 bước 9

B1.5: Bấm “Xem Danh Mục”

Cách thêm sản phẩm lên Fanpage Facebook chỉ trong 2 bước 10

 

Bước 2: Thêm sản phẩm

B2.1: Vào “Danh Mục” => Chọn “Mặt Hàng”  => Chọn “Thêm Mặt Hàng”

Cách thêm sản phẩm lên Fanpage Facebook chỉ trong 2 bước 11

B2.2: Chọn cách “Thêm mặt hàng”. Có 4 cách “Thêm mặt hàng”:

  • Thủ công: Nếu bạn nhập số lượng ít
  • Nguồn cấp dữ liệu: Nếu bạn nhập số lượng nhiều
  • Nền tảng đối tác
  • Pixel

Ví dụ: Hạnh sẽ chọn cách “Thủ Công”

Cách thêm sản phẩm lên Fanpage Facebook chỉ trong 2 bước 12

B2.3: Sau đó, điền các thông tin bao gồm:

  • Hình ảnh
  • Tiêu đề
  • Mô tả
  • Liên kết đến trang web
  • Giá
  • Giá khuyến mãi (Không bắt buộc)
  • Facebook product category (Không bắt buộc)
  • Tình trạng
  • Tình trạng hàng
  • Trạng thái
  • Thương hiệu (Không bắt buộc)

Cách thêm sản phẩm lên Fanpage Facebook chỉ trong 2 bước 13

B2.4: Cuối cùng, ta sẽ check lại các thông tin đã điền phía trên và hoàn thành thêm mặt hàng trên Facebook.

Cách thêm sản phẩm lên Fanpage Facebook chỉ trong 2 bước 14

Xem thêm: Kích thước ảnh chạy quảng cáo Facebook

Gắn thẻ sản phẩm cho bài viết trên Facebook:

Sau khi các bạn đã Thêm sản phẩm và tạo cửa hàng trên Facebook xong thì bước tiếp theo là Gắn thẻ sản phẩm cho bài viết trên Facebook.

Các bạn hãy xem clip dưới đây để biết cách làm nhé!

Tại sao không tạo được cửa hàng trên fanpage?

=> Chờ test xong mình sẽ viết hướng dẫn khắc phục chỗ này.

Cách Đăng sản phẩm lên cửa hàng Fanpage bằng điện thoại

=> Hiện tại chỉ có thể thêm sản phẩm ở https://business.facebook.com/commerce/ nên vào bằng điện thoại không tiện bằng máy tính => khuyên các bạn lên máy tính sẽ dễ thao tác hơn.

Nếu bạn có thắc mắc có thể tham gia group Học Digital Marketing Miễn Phí của Văn Digital để hỏi đáp nhé!

Sản xuất video TikTok và Reels: Vùng an toàn như thế nào?

Sản xuất video TikTok và Reels: Vùng an toàn như thế nào? 15

Khi bắt đầu thử sản xuất video Tiktok và Reels, có một điều nhỏ đã làm Văn cảm thấy rất khó chịu: Các video xuất hiện bị che mất thông tin.

4 vấn đề đã ảnh hưởng đến video gồm:

1. Các icon do ứng dụng hiển thị bên phải
2. Văn bản và mô tả ở dưới cùng
3. Khoảng chết trên cùng do máy
4. Nội dung bị cắt ở hai bên

Mỗi thứ trong số này được lấy riêng là một phiền toái nhỏ. Khi được kết hợp với nhau, chúng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng xem video của bạn.

Văn thấy rằng các vùng an toàn tương tự nhau, nhưng không giống nhau đối với TikTok và Instagram Reels.

Mẫu vùng an toàn TikTok

san-xuat-video-tiktok

[LINK TẢI XUỐNG]

Khi bạn nhấp vào liên kết ở trên, bạn sẽ tải xuống phiên bản trong suốt của mẫu này. Nếu nó không chuyển thẳng đến phần tải xuống của bạn, hãy nhấp chuột phải vào hình ảnh bật lên để lưu nó.

Mẫu vùng an toàn cuộn trên Instagram

Instagram dễ tha thứ hơn một chút với không gian bên phải dành cho các biểu tượng, nhưng tôi đã thấy rằng nhiều không gian hơn được sử dụng cho văn bản mô tả ở phía dưới.

Mẫu vùng an toàn trên Reels

san-xuat-video-reels

[LINK TẢI XUỐNG]

Mẫu vùng an toàn trên cả Tiktok và Reels

Dành cho bạn nào sản xuất 1 video và upload ở các channel

Sản xuất video TikTok và Reels: Vùng an toàn như thế nào? 16

[LINK TẢI XUẤT]

Cách Sử Dụng mẫu vùng an toàn khi sản xuất Video:

Các mẫu này trong suốt ở phần an toàn của hình ảnh. Vì vậy, hãy thêm nó dưới dạng một lớp vào bất kỳ phần mềm chỉnh sửa nào bạn sử dụng.

san-xuat-video

Ví dụ về vùng an toàn khi sản xuất Video Tiktok và Reels

Thêm mẫu vào tab Phương tiện của bạn rồi kéo mẫu đó xuống một lớp. Sau đó, bạn có thể điều chỉnh chú thích hoặc nội dung khác của mình để phù hợp với vùng an toàn.

Hãy nhớ ẩn lớp đó hoặc xóa hoàn toàn lớp đó trước khi xuất file nhé và nhớ follow Văn Digital để cập nhật thêm nhiều kiến thức hay về Digital Marketing hữu ích khác.

Google Analytics 4: cách sử dụng từ A đến Z

Google Analytics 4: cách sử dụng từ A đến Z 17

Google Analytics 4 là gì?

Google Analytics 4 là giải pháp đo lường (truy cập, chuyển đổi cuộc gọi, điền form hay đặt hàng trên website v.v…) của Google.
google-analytics-4

Google Analytics 4 dành cho ai?

Bất cứ ai trong quan tâm Marketing nói chung và SEO nói riêng thì nên biết sử dụng Google Analytics là một công cụ vô cùng quan trọng không thể thiếu.

Hướng dẫn sử dụng Google Analytics 4 từ A – Z:

Có 2 cách cài đặt Google Analytic 4 (Viết tắt: GA4):

  • Cài đặt trực tiếp
  • Cài đặt GA4 thông qua Google Tag Manager (khuyến khích các bạn nên sử dụng cách này)

Hướng dẫn cách cài đặt Google Analytics 4 thông qua Google Tag Manager:

Để đơn giản bạn xem qua Video dưới đây của Văn cho dễ hiểu.

1. Google Analytics 4 Căn Bản:

Nếu bạn làm Marketing đơn giản thì có thể không cần quan tâm đến UTM tracking nhưng nếu bạn làm nhiều và chuyên nghiệp chắc chắn phải nắm rõ về UTM Tracking.

Campaign Tracking: Chúng ta có thể đo lường chiến dịch trong GA thông qua các chỉ số Traffic Source (Google, Facebook, Email v.v…) để đo lường được các nguồn traffic khác nhau bạn cần sử dụng UTM Tracking chuẩn để đo lường hiệu quả.

Tham khảo thêm bài: UTM Tracking là gì? Hướng dẫn tạo UTM Tracking chuẩn

Google Analytics 4: cách sử dụng từ A đến Z 18

2. Giới thiệu về Giao diện Người dùng và Báo cáo GA4

Bạn có thể xem các thông số như: Số lượng người dùng, người dùng mới, thời gian trung bình người dùng tương tác với website, tổng doanh thu v.v…

google-analytics-4-2

3. Lọc và phân đoạn dữ liệu

4. Báo cáo về vòng đời sản phẩm (Product Life Circle)

5. Báo cáo nhân khẩu học và sở thích của người dùng

6. Giới thiệu Analysis Hub

7. Cách thiết lập mục tiêu và đo lường nâng cao

google-analytics-4-3

Ngoài những mục tiêu đo lường mặc định đã được cài đặt bạn chỉ cần mở lên để sử dụng như:

  • click
  • First_visit
  • page_view, scroll
  • session_start
  • view_search_results)

Bạn có thể cài đặt thêm đo lường nâng cao: cuộc gọi, điền form, download tài liệu, đặt hàng, chat Zalo, chat Facebook v.v… phụ thuộc vào nhu cầu đo lường cụ thể ở mục events.

Và nhớ follow Văn Digital để cập nhật thêm nhiều kiến thức hay về Digital Marketing hữu ích khác.

Google Search Console: cách sử dụng từ A – Z

Google Search Console: cách sử dụng từ A - Z 19

Google Search Console là gì?

Google Search Console (trước đây có tên gọi là google webmaster tool) là công cụ nhằm hỗ trợ cho việc quản trị trang web hiệu quả hơn được xây dựng và được phát triển bởi Google.

huong-dan-su-dung-google-search-console

 

Cài đặt Google Search Console như thế nào?

huong-dan-su-dung-google-search-console-2
  • Bấm Start now và đăng nhập tài khoản gmail của bạn.
  • Sau khi đăng nhập xong sẽ có 2 lựa chọn sau:
Google Search Console: cách sử dụng từ A - Z 20
  • Ở đây có 2 loại: Miền và Tiền tố URL
    • Miền sẽ bao gồm tất cả URL trên tên miền phụ, www, hoặc không có www, https, http. Và bắt buộc phải xác minh bằng DNS.
    • Tiền tố URL đây vẫn là hình thức cũ, địa chỉ URL phải chính xác, và có nhiều phương thức xác minh.

Hướng dẫn cài Google Search Console:

Hướng dẫn sử dụng Google search console:

Văn hay sử dụng Google Search Console với các tính năng như:

  • Kiểm tra trang web có được đánh chỉ mục trong Google chưa? Nếu không người dùng sẽ không tiếp cận được qua tìm kiếm.
  • Tạo và cập nhật sitemap cho website giúp trang đánh chỉ mục trang tốt hơn.
  • Quản lý backlink từ các site khác liên kết đến website của mình.
  • Và quan trọng nhất là theo dõi lượt truy cập website từ SEO và truy cập từ những cụm từ tìm kiếm truy cập website để tiến hành việc tối ưu hóa để tăng thứ hạng cho từ khoá => đem đến nhiều traffic nhất có thể cho website của mình.
su-dung-google-search-console
Hình ảnh tổng lượt tìm kiếm theo báo cáo từ Google Search Console

Cách đọc chỉ số Google Search Console về tổng quan website:

Trong khoản thời gian 1.10 đến 31.12.2021:

  • 1950 nhấp chuột (Click) từ kết quả tìm kiếm từ nhiên (SEO) truy cập website Vandigital.com.vn
  • Hiển thị (Impressions) 74.5k.
  • Tỉ lệ CTR (Số lượt nhấp ÷ Số lượt hiển thị = CTR) là 2.6%
  • Vị trí trung bình (Position) của các từ khóa là 20.4
Google Search Console: cách sử dụng từ A - Z 21
Hình ảnh về các từ khóa đem đến lượt truy câp vào website Văn Digital

Cách đọc chỉ số Google Search Console truy vấn tìm kiếm:

Trong khoản thời gian 1.10 đến 31.12.2021:

Truy vấn “UTM tracking là gì” nhận được 67 click với số lần hiển thị (impressions) 178 lần đứng ở vị trí trung bình (Position) 1,5 trên công cụ tìm kiếm của google và có CTR (số lượt nhấp ÷ số lượt hiển thị = CTR) là 37,5%.

Văn Digital với kinh nghiệm hơn 8 năm làm marketing trên Internet có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp của bạn cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng mới của bạn gọi 0965.77.30.30 để được tư vấn trực tiếp miễn phí.

Theo dõi thêm Văn Digital để cập nhật thêm nhiều kiến thức hay về Digital Marketing hữu ích khác.

Chiến dịch Seeding hiệu quả: 10 điểm cần lưu ý

Bài viết tổng hợp này hi vọng sẽ giúp cho các bạn khi đang lên kế hoạch cho một chiến dịch Seeding hiệu quả sẽ có cái nhìn từ tổng quát đến chi tiết.

chien-luoc-seeding

Xác định vai trò chiến dịch Seeding trong toàn bộ chiến dịch Marketing:

Không chỉ riêng Seeding mà bất kì những kênh nào được sử dụng trong chiến dịch Marketing, Marketer cũng nên biết lí do tại sao dùng kênh đó đúng không nào? Việc xác định được vai trò của chiến dịch Seeding trong toàn bộ chiến dịch Marketing là cực kì quan trọng vì từ đó bạn sẽ xác định được các mục tiêu chi tiết hơn, định hướng chiến dịch Seeding, ngân sách sử dụng.

Vai trò Seeding trong chiến dịch này để làm gì, hỗ trợ gì cho cả chiến dịch:

  • Tăng mức độ nhận diện thương hiệu
  • Xử lý khủng hoảng
  • Tạo trend
  • Kéo traffic
  • Educate người tiêu dùng,… rất nhiều thứ mà Seeding có thể góp phần cùng những kênh khác để tạo nên một chiến dịch Marketing thành công nhất có thể.

Đọc tới đây, bạn đã hiểu bước đầu tiên rồi đúng không? vậy thì chúng ta bắt đầu đi sâu hơn nhé!

Mục tiêu của chiến dịch Seeding là gì?

Từ việc xác định được vai trò của Seeding trong chiến dịch, Marketer hãy xác định chi tiết hơn chính là mục tiêu của việc Seeding. Đó là tăng lượt truy cập web, tăng lượt tải app, tăng traffic, push sale, pha loãng truyền thông để xử lý khủng hoảng, các từ khóa được nhắc đến, điều hướng dư luận, hay tăng nhận diện thương hiệu, tăng sự tin cậy…lí do và mục tiêu sử dụng Seeding thật sự rất nhiều, tuy nhiên, hiện nay mình thấy vẫn còn khá ít Brand thực hiện, có lẽ vì cách làm Seeding chưa đủ khéo và nhiều khách hàng còn ác cảm với việc Seeding.

Do đó, để thực hiện một chiến dịch Seeding, cần chuẩn bị kĩ lưỡng từ kế hoạch đến cả quá trình triển khai vì có thể bạn sẽ bất ngờ về hiệu quả mà Seeding mang lại đó.

Đối tượng mục tiêu là ai?

Tất nhiên rồi! Chiến dịch MARKETING mà không vẽ được chân dung khách hàng mục tiêu thì coi như ném tiền.

Việc xác định đối tượng mục tiêu trong chiến dịch Seeding giúp bạn lên các brief về việc lựa chọn các kênh tiếp cận, hình thức tiếp cận, location của đối tượng, giọng văn Seeding. Vì bạn không thể Seeding cho một Brand hướng đến khách hàng ở Sài Gòn bằng giọng văn của miền Bắc, hay Seeding một sản phẩm thời trang trẻ trung trong một hội nhóm mẹ bỉm sữa đúng không?

Vậy nên hãy xác định rõ đối tượng mục tiêu, việc này sẽ giúp hạn chế tối đa những khủng hoảng có thể xảy ra hoặc tác dụng ngược khi Seeding.

Xác định kênh Seeding

Sau khi xác định các đối tượng mục tiêu, MARKETINGer hãy tìm kiếm các kênh Seeding tiếp cận nhiều nhất đến đối tượng đó: Group, Youtube, Forum, Page cộng đồng. Khi đã xác định được những kênh chính, chúng ta lại đi chi tiết hơn là thể loại của từng kênh, rồi chi tiết hơn nữa là trong những loại đó có những cái tên nào phù hợp.

Việc này giúp bạn tránh bỏ sót những kênh hiệu quả mà bạn không ngờ tới, hãy liệt kê thật nhiều những kênh mà bạn biết, từ đó ghép cùng các mục tiêu và tính khả thi của mỗi kênh để có thể loại trừ nhé.

Xác định Timeline thực hiện

Thời gian luôn quan trọng trong cuộc sống chứ nói gì đến một chiến dịch Marketing nhỉ? Việc xác định timeline riêng cho chiến dịch Seeding là rất quan trọng. Nếu timeline không phù hợp với tổng thể, chiến dịch của bạn sẽ khó phát huy tối đa hiệu quả, đồng thời, việc chiến dịch nào đi trước, đi sau hay cùng xuất hiện cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc tác động lên nhận thức, quyết định của khách hàng. Nên hãy cân nhắc kĩ về timeline của chiến dịch Seeding nhé các Marketer

Định lượng khối lượng Seeding

Marketer cần định lượng được khối lượng Seeding thế nào phù hợp với quy mô và mục tiêu chiến dịch, tránh việc phân bổ không hợp lý gây lãng phí ngân sách mà không đạt hiệu quả như mong muốn. Khối lượng cần được chia chi tiết từ số lượng bài theo format, số lượng comment từng kênh, số lượng comment mỗi kênh trong 1 ngày, số lượng comment mỗi bài trong mỗi kênh trong 1 ngày.

Việc này cũng phần nào giúp Marketer theo dõi được hiệu quả Seeding trong mỗi kênh.

Xác định các format Seeding

Đã qua nửa chặng đường rồi, giờ thì chúng ta bắt đầu đi sâu vào chi tiết chiến dịch nhé!

Format Seeding là các định dạng content Seeding lớn mà bạn muốn thực hiện: đăng bài hỏi, đăng bài review, rải comment khắp nơi, comment kèm ảnh hay link,…

Hãy chọn ra những format cho chiến dịch để khi làm content sẽ được nhất quán, không bị mông lung nha. Format này cần phù hợp với từng kênh, đối tượng mục tiêu và mục tiêu của chiến dịch, Marketer đừng quên điều này nhé!

Xác định Content Angel

Sau khi xác định các Format, chúng ta sẽ tìm ra các Angle để định hướng cho comment. Angle này làm càng chi tiết, comment sẽ càng đa dạng và không bị lệch hướng so với mục tiêu chiến dịch, đồng thời, giúp chiến dịch Seeding được chân thật hơn nếu có sự chuẩn bị kĩ lưỡng về Angle. Vậy nên, Marketer hãy cố gắng chuẩn bị càng nhiều Angle càng tốt!

Content góc độ thông tin:

  • Lập danh sách
  • Hướng dẫn làm gì đó
  • Thông tin hữu ích từ chuyên gia
  • …v…v..

Content góc độ cá nhân:

  • Bình luận, review, reaction về vấn đề nào đó
  • Chia sẻ quan điểm cá nhân
  • So sánh
  • ..v..v..

Xác định profile tài khoản seeding chiến dịch sẽ sử dụng:

Hãy biết nên chọn Account thế nào để chiến dịch Seeding hiệu quả, không phản cảm.

Ví dụ:

Những chiến dịch cần viral => cần sự nhộn nhịp:

Thì chả ai quan tâm đến profile cả, lúc này bạn có thể chọn tài khoản bình thường với số lượng nhiều để tiết kiệm chi phí.

Đối với chiến dịch tăng brand love => tăng sự tin tưởng ở khách hàng:

Cần lựa chọn Seeding bằng những bài review trong những group uy tín phải cân nhắc chọn profile kĩ hơn, nhìn như một con người thật để tránh bị bóc phốt seeding, gây ác cảm với Brand nha.

Điều này rất quan trọng nhưng dễ bị bỏ sót vì chúng ta hay mải lo chuẩn bị những thứ to tát, quan trọng mà dễ bỏ qua những điều nhỏ nhắt nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ này

Xác định cách tracking và chỉ số KPI

Nên có cách tracking riêng để có thể set KPI riêng cho chiến dịch Seeding nhằm đo lường chính xác hiệu quả và có những điều chỉnh kịp thời trong quá trình thực hiện.

9 Bước Để Tự Quay Video Đẹp Bằng Điện Thoại

9 Bước Để Tự Quay Video Đẹp Bằng Điện Thoại 22

Video ngắn đang là một phương tiện được chú trọng trong các chiến dịch quảng bá trên các nền tảng như Facebook, Youtube và Tiktok, để có thể tự quay video đẹp bằng điện thoại bạn có thể tham khảo bài viết này.

9 Bước Cơ Bản Để Có Thể Tự Quay Video Đẹp Bằng Điện Thoại:

Bước 1: Chuẩn bị kịch bản

Có nhiều dạng ý tưởng để có thể giúp bạn tạo ra được kịch bản hay và sáng tạo.

Ví dụ: Liệt kê danh sách, Review sản phẩm, Nội dung về hướng dẫn sử dụng sản phẩm v.v…

Lưu ý: Nên bắt đầu bằng ý tưởng kịch bản đơn giản. Nếu không thuộc kịch bản bạn có thể sử dụng app capcut khi quay cũng có phần nhắc kịch bản cho bạn

quay-video-dep-bang-dien-thoai

Bước 2: Lựa chọn bối cảnh

Lựa chọn khung cảnh quay phù hợp rất quan trọng có 1 số lưu ý bạn nên tránh để có bối cảnh tốt:

  • Bối cảnh quá ồn ào nhiều tạp âm
  • Bối cảnh thiếu ánh sáng hoặc quá tối
  • Bối cảnh đối mặt trước tiếp với mặt trời
  • Bối cảnh có quá nhiều chi tiết làm phân tâm người xem

Bước 3: Đặt điện thoại lên chân máy quay

Sau khi lựa chọn vị trí quay và tiến hành quay.

  • Ngang với tấm mắt (nếu quay ngang người)
  • Quay từ trên xuống (nếu sản phẩm nhỏ)
  • Quay từ dưới lên (nếu sản phẩm lớn)

Bước 4: Chuyển điện thoại sang chế độ máy quay và vệ sinh camera

Để tránh bị gián đoạn (có cuộc gọi đến hoặc tin nhắn) khi đang quay hãy chuyển điện thoại sang chế độ máy bay.

Vệ sinh camera trước khi quay để có các sản phẩm chất lượng tốt nhất.

Bước 5: Thiết lập ánh sáng

Nên có 1 đèn chính và 1 đèn phụ khi quay.

Bước 6: Thu tiếng chất lượng cao

Dùng micro có sẵn của điện thoại: Khi quay trong phòng cách câm hoặc đang đứng rất gần điện thoại thì bạn mới nên.

Còn lại nên mua thêm micro bên ngoài để có được chất lượng âm thanh tốt nhất.

Bước 7: Quay thử

Để chắc chắn mọi thử sẵn sàngvà hoạt động tốt bạn nên quay thử 1 đoạn từ 30s đến 60s.

Bước 8: Quay thật

Bắt đầu cầm kịch bản của bạn lên và bấm quay.

3 tiêu chí quan tâm khi quay thật cần nhớ rõ:  Quay rõ nét, đúng ý đồ sau đó kiểm tra âm thanh có hoạt động tốt.

Bước 9: Kiểm tra toàn bộ video

Kiểm tra cảnh quay đã rõ nét, đúng ý đồ, âm thanh hoạt động tốt sau đó tiến hành dựng video.

Phần mềm dựng Video đơn giản miễn phí dễ sử dụng

Đối với dựng Video bạn có thể dùng app Capcut dành cho điện thoại hoặc Capcut dành cho laptop miễn phí có sẵn trên IOS và Android.

Và có 1 điều lưu ý rằng hãy chăm chỉ và duy trì hiếm lắm mới có trường hợp làm video đầu tiên là đẹp và hay cả hãy cố gắng làm nhiều thì kỹ năng của bạn sẽ được nâng cao thêm.

Chúc các bạn sẽ có các sản phẩm chất lượng và được viral nhé

Theo dõi thêm Văn Digital để cập nhật thêm nhiều kiến thức hay về Digital Marketing hữu ích khác.