Gợi ý 12+ cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng hiệu quả

Gợi ý 12+ cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng hiệu quả 1

Tìm kiếm khách hàng tiềm năng là một phần quan trọng của mọi doanh nghiệp dù mới hay cũ. Các phương pháp tìm kiếm khách hàng tiềm năng mới kết hợp với dữ chân khách hàng cũ sẻ giúp bạn phát triển doanh nghiệp một cách bền vững.

cach-tim-kiem-khach-hang-tiem-nang

Văn gợi ý 12 cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng bạn có thể tham khảo:

I. Cách tìm kiếm khách hàng online:

  1. Tối ưu hóa trang web của bạn trên Google (SEO):

    Việc có một trang web chuyên nghiệp và dễ sử dụng rất quan trọng. Đảm bảo trang web của bạn được tối ưu hóa cho các công cụ tìm kiếm (SEO) để người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm thấy bạn qua các kết quả tìm kiếm.
    Hãy làm SEO tổng thể về ngành kinh doanh của bạn sẽ rất tốt về lâu dài.

  2. Chạy quảng cáo sử dụng Google Ads, Facebook Ads, Tiktok Ads

    Sử dụng Google Ads để tạo quảng cáo trả tiền trên Google. Điều này sẽ giúp bạn hiển thị quảng cáo của mình cho những người tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp.

    Ngoài ra còn có Facebook Ads, Tiktok Ads, v.v… là giải pháp để bạn có được khách hàng nhanh chóng nhưng có điểm yếu là chi phí 2 kênh này ngày càng cao hơn và khá hiếm ngành hàng hiện nay chỉ chạy Ads mà đem lại được lợi nhuận đầu tư.

  3. Sử dụng AI tìm kiếm khách hàng tìm năng trên Social:

    Giám sát từ khóa để tìm khách hàng tiềm năng và tiếp cận bằng AI.

  4. Sử dụng mạng xã hội chia sẻ xây dựng nội dung giá trị:

    Sản xuất video ngắn trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok và LinkedIn để tạo nền tảng truyền thông và tương tác với khách hàng tiềm năng. Bạn có thể tạo nội dung hấp dẫn và quảng cáo trên các mạng xã hội này để thu hút sự chú ý của khách hàng.

    Tạo nội dung giá trị thông qua viết blog, viết bài trên trang web của bạn hoặc viết bài trên các trang web khác, sản xuất video ngắn trên tiktok, facebook, youtube. Nội dung hữu ích có thể thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng và tạo ra cơ hội tiếp cận mới.

  5. Tham gia hoặc xây dựng group cộng đồng:

    Tham dự các group cộng đồng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, giải đáp thắc mắc cũng là 1 cách để có được các khách hàng tiềm năng trong tương lai.

  6. Chương trình tiếp thị liên kết (Affiliate):

    Tham gia các chương trình Affiliate của Shoppe, Lazada hay accesstrade v.v… cũng là cách vừa có khách hàng mới tiềm năng và tăng cả doanh số bán hàng cho bạn.

  7. Comment sản phẩm trên các bài viết và Fanpage nổi tiếng

  8. Đưa sản phẩm lên các sàn buôn bán tập trung:

    Đưa sản phẩm lên sàn Lazada, Shoppe hay Tiktokshop hoặc lên các trang Booking Agoda, Tripadvisor v.v.. hoặc cung cấp sản phẩm qua kênh đại lý du lịch

  9. Xây dựng kế hoạch Email Marketing Automation:

    Đối với các ngành hàng về bán khoá học đang dùng khá hiệu quả.

  10. Phát triển kênh đại lý hoặc nhà phân phối hoặc hệ thống cửa hàng

Ở các doanh nghiệp lớn doanh số phần lớn nằm ở các điểm này.

II. Cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng Offline

  1. Tham gia vào các sự kiện và triển lãm:

    Tham gia vào các sự kiện ngành và triển lãm, hội chợ trưng bày có thể giúp bạn kết nối với khách hàng tiềm năng trực tiếp. Đây là cơ hội để bạn thể hiện sản phẩm hoặc dịch vụ của mình và xây dựng mối quan hệ trực tiếp với khách hàng.

  2. Tổ chức các sự kiện:

    Tổ chức các sự kiện chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về ngành nghề của bạn là các tăng uy tín và từ đó có được các khách hàng tiềm năng liên hệ.

  3. Chương trình activation:

    Tổ chức các chương trình hoạt động nơi có khách hàng mục tiêu của bạn như ở trường học, chung cư, siêu thị, v.v… giới thiệu sản phẩm dùng thử cũng giúp bạn tăng khả năng có khách hàng tiềm năng.

III. Cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng mới qua danh sách khách hàng cũ:

  1. Đối với những ngành hàng có yếu tố WOM chương trình khách hàng mới qua tệp khách hàng cũ là rất hiệu quả

Nhớ rằng việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng là một quá trình liên tục và đòi hỏi kiên nhẫn. Bằng cách áp dụng các phương pháp này và theo dõi kết quả, bạn có thể xây dựng một cơ sở khách hàng lớn và đáng tin cậy cho doanh nghiệp của bạn.

Nếu các bạn có cách này hay và hiệu quả khác nhớ chia sẻ thêm với Văn nhé!

Văn Digital với kinh nghiệm hơn 8 năm làm marketing trên Internet có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp của bạn cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng mới của bạn gọi 0965.77.30.30 để được tư vấn trực tiếp miễn phí.

Theo dõi thêm Văn Digital để cập nhật thêm nhiều kiến thức hay về Digital Marketing hữu ích khác.

Chiến lược cạnh tranh là gì? 4 loại chiến lược cạnh tranh

Chiến lược cạnh tranh là gì? 4 loại chiến lược cạnh tranh 2

Chiến lược cạnh tranh là gì?

Hiện nay để 1 doanh nghiệp để có chỗ đứng trên thị trường, chiếm được thị phần cho riêng mình thì doanh nghiệp cần phải xác định đối thủ cạnh tranh của mình. Đồng thời lên kế hoạch và thực hiện các chiến lược cạnh tranh.

Chiến lược cạnh tranh là gì? 4 loại chiến lược cạnh tranh 3

4 chiến lược cạnh tranh cơ bản mà doanh nghiệp có thể sử dụng:

Chiến lược dẫn đầu về chi phí

Đối với chiến lược này, mục tiêu của công ty là trở thành nhà sản xuất có chi phí thấp nhất trong ngành.

Để làm được điều này, công ty cần sản xuất ở quy mô lớn. Hiệu quả của chiến lược phù thuộc vào quy mô. Vì vậy, những công ty có quy mô nhỏ rất khó để thực hiện nó khi mà nó liên quan đến cả những hợp đồng về cung cấp sản phẩm với giá thấp hơn trên thị trường.

Chiến lược dẫn đầu về chi phí không chỉ có thể áp dụng cho công ty sản xuất mà cũng có thể cho các nhà phân phối. Bởi điểm cốt lõi của chiến lược này là có thể cung cấp sản phẩm với giá thấp hơn ở trong ngành.

Những yếu tố có thể giúp công ty thực hiện được chiến lược này là sản xuất quy mô lớn, nguồn nguyên liệu giá thấp, hoạt động quản lý hiệu quả, phân phối hiệu quả,…

Chiến lược khác biệt hóa là gì?

Theo chiến lược này, các hãng duy trì tính năng độc đáo của sản phẩm trên thị trường để tạo ra sự khác biệt. Theo đó, một sản phẩm cần có thể tạo sự khác biệt – USP với sản phẩm tương tự trên thị trường thông qua chất lượng vượt trội, tính năng gia tăng,… nó có thể được tính giá cao hơn.

Các công ty có thể sử dụng chiến lược khác biệt hóa này để trở thành người dẫn đầu thị trường.

Ví dụ về chiến lược khác biệt hóa

Một ví dụ rõ ràng nhất về chiến lược này là Apple.

Kể từ khi Apple Inc. giới thiệu thế hệ iPhone đầu tiên vào tháng 1 năm 2007, chiến lược sản phẩm của công ty đã rất rõ ràng: Thiết kế một chiếc điện thoại thông minh cao cấp, trong đó trải nghiệm người dùng quan trọng hơn việc tạo ra một loạt các tính năng. IPhone không phải là điện thoại thông minh đầu tiên có khả năng Web di động, email và giao diện người dùng màn hình cảm ứng, nhưng nó được thiết kế để mang lại trải nghiệm cải tiến so với các điện thoại thông minh khác. Đây là lý do tại sao khách hàng phải xếp hàng chờ hàng giờ đồng hồ để mua mỗi phiên bản iPhone mới.

Chiến lược tập trung chi phí

Chiến lược này có sự tương đồng với chiến lược dẫn đầu về chi phí, nhưng tại chiến lược này, doanh nghiệp tập trung vào một phân khúc thị trường cụ thể và giữ chi phí thấp trong phân khúc thị trường đó để cung cấp sản phẩm với mức giá thấp nhất.

Loại chiến lược này rất hữu ích để có thể thỏa mãn người tiêu dùng và tăng nhận thức về thương hiệu.

Chiến lược tập trung phân biệt

Tương tự với chiến lược tập trung chi phí, chiến lược tập trung sự khác biệt cũng tạo ra sự khác biệt trong khi nhắm vào một phân khúc thị trường cụ thể.

Lợi thế cạnh tranh

Đạt được lợi thế cạnh tranh chính là mục tiêu của các chiến lược cạnh tranh.

Lợi thế cạnh tranh thể hiện sự đặc biệt, vượt trội so với đối thủ.

Thời gian duy trì lợi thế cạnh tranh của công ty phụ thuộc vào:

  • Những rào cản bắt chước.
  • Năng lực của đối thủ cạnh tranh.
  • Sự năng động chung của xã hội và của ngành hàng.

Rào cản bắt chước ngăn cản đối thủ cạnh tranh sao chép những năng lực đặc biệt của công ty một cách dễ dàng. Các đối thủ sẽ luôn bắt chước những điều đặc biệt, cấp tiến của công ty. Những yếu tố hữu hình sẽ dễ dàng bị bắt chước hơn là yếu tố vô hình.

5 cách để gia tăng năng lực cạnh tranh

  1. Lựa chọn thị trường (ngách) thích hợp.
  2. Thu hút khách hàng mục tiêu thông qua content marketing.
  3. Chiến lược giữ chân khách hàng có giá trị cao.
  4. Phát triển với khách hàng mục tiêu của bạn.
  5. Luôn giáo dục và đi trước các xu hướng.

Duy trì lợi thế cạnh tranh

Vì đạt được lợi thế cạnh tranh là mục đích chính của các chiến lược cạnh tranh, việc duy trì năng lực cạnh tranh cũng là một công việc không kém phần quan trọng.

Để làm được điều có, có thể thực hiện các cách sau:

  • Tập trung vào việc xây dựng các khối lợi thế cạnh tranh
  • Phát triển năng lực đặc biệt
  • Tạo môi trường học tập trong tổ chức
  • Có cơ chế để cải tiến liên tục
  • Vượt qua những rào cản để thay đổi

7 chiến lược tăng trưởng của McKinsey bao gồm:

  1. Bán sản phẩm hiện có cho khách hàng hiện tại.
  2. Thâu tóm khách hàng mới tại những thị trường hiện có.
  3. Tạo ra sản phẩm và dịch vụ mới.
  4. Phát triển cách tiếp cận phân phối mới.
  5. Di chuyển sang vị trí địa lý mới.
  6. Tạo ra một cơ cấu ngành mới.
  7. Mở ra cơ hội cạnh tranh mới.