Chiến dịch Seeding hiệu quả: 10 điểm cần lưu ý

Bài viết tổng hợp này hi vọng sẽ giúp cho các bạn khi đang lên kế hoạch cho một chiến dịch Seeding hiệu quả sẽ có cái nhìn từ tổng quát đến chi tiết.

chien-luoc-seeding

Xác định vai trò chiến dịch Seeding trong toàn bộ chiến dịch Marketing:

Không chỉ riêng Seeding mà bất kì những kênh nào được sử dụng trong chiến dịch Marketing, Marketer cũng nên biết lí do tại sao dùng kênh đó đúng không nào? Việc xác định được vai trò của chiến dịch Seeding trong toàn bộ chiến dịch Marketing là cực kì quan trọng vì từ đó bạn sẽ xác định được các mục tiêu chi tiết hơn, định hướng chiến dịch Seeding, ngân sách sử dụng.

Vai trò Seeding trong chiến dịch này để làm gì, hỗ trợ gì cho cả chiến dịch:

  • Tăng mức độ nhận diện thương hiệu
  • Xử lý khủng hoảng
  • Tạo trend
  • Kéo traffic
  • Educate người tiêu dùng,… rất nhiều thứ mà Seeding có thể góp phần cùng những kênh khác để tạo nên một chiến dịch Marketing thành công nhất có thể.

Đọc tới đây, bạn đã hiểu bước đầu tiên rồi đúng không? vậy thì chúng ta bắt đầu đi sâu hơn nhé!

Mục tiêu của chiến dịch Seeding là gì?

Từ việc xác định được vai trò của Seeding trong chiến dịch, Marketer hãy xác định chi tiết hơn chính là mục tiêu của việc Seeding. Đó là tăng lượt truy cập web, tăng lượt tải app, tăng traffic, push sale, pha loãng truyền thông để xử lý khủng hoảng, các từ khóa được nhắc đến, điều hướng dư luận, hay tăng nhận diện thương hiệu, tăng sự tin cậy…lí do và mục tiêu sử dụng Seeding thật sự rất nhiều, tuy nhiên, hiện nay mình thấy vẫn còn khá ít Brand thực hiện, có lẽ vì cách làm Seeding chưa đủ khéo và nhiều khách hàng còn ác cảm với việc Seeding.

Do đó, để thực hiện một chiến dịch Seeding, cần chuẩn bị kĩ lưỡng từ kế hoạch đến cả quá trình triển khai vì có thể bạn sẽ bất ngờ về hiệu quả mà Seeding mang lại đó.

Đối tượng mục tiêu là ai?

Tất nhiên rồi! Chiến dịch MARKETING mà không vẽ được chân dung khách hàng mục tiêu thì coi như ném tiền.

Việc xác định đối tượng mục tiêu trong chiến dịch Seeding giúp bạn lên các brief về việc lựa chọn các kênh tiếp cận, hình thức tiếp cận, location của đối tượng, giọng văn Seeding. Vì bạn không thể Seeding cho một Brand hướng đến khách hàng ở Sài Gòn bằng giọng văn của miền Bắc, hay Seeding một sản phẩm thời trang trẻ trung trong một hội nhóm mẹ bỉm sữa đúng không?

Vậy nên hãy xác định rõ đối tượng mục tiêu, việc này sẽ giúp hạn chế tối đa những khủng hoảng có thể xảy ra hoặc tác dụng ngược khi Seeding.

Xác định kênh Seeding

Sau khi xác định các đối tượng mục tiêu, MARKETINGer hãy tìm kiếm các kênh Seeding tiếp cận nhiều nhất đến đối tượng đó: Group, Youtube, Forum, Page cộng đồng. Khi đã xác định được những kênh chính, chúng ta lại đi chi tiết hơn là thể loại của từng kênh, rồi chi tiết hơn nữa là trong những loại đó có những cái tên nào phù hợp.

Việc này giúp bạn tránh bỏ sót những kênh hiệu quả mà bạn không ngờ tới, hãy liệt kê thật nhiều những kênh mà bạn biết, từ đó ghép cùng các mục tiêu và tính khả thi của mỗi kênh để có thể loại trừ nhé.

Xác định Timeline thực hiện

Thời gian luôn quan trọng trong cuộc sống chứ nói gì đến một chiến dịch Marketing nhỉ? Việc xác định timeline riêng cho chiến dịch Seeding là rất quan trọng. Nếu timeline không phù hợp với tổng thể, chiến dịch của bạn sẽ khó phát huy tối đa hiệu quả, đồng thời, việc chiến dịch nào đi trước, đi sau hay cùng xuất hiện cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc tác động lên nhận thức, quyết định của khách hàng. Nên hãy cân nhắc kĩ về timeline của chiến dịch Seeding nhé các Marketer

Định lượng khối lượng Seeding

Marketer cần định lượng được khối lượng Seeding thế nào phù hợp với quy mô và mục tiêu chiến dịch, tránh việc phân bổ không hợp lý gây lãng phí ngân sách mà không đạt hiệu quả như mong muốn. Khối lượng cần được chia chi tiết từ số lượng bài theo format, số lượng comment từng kênh, số lượng comment mỗi kênh trong 1 ngày, số lượng comment mỗi bài trong mỗi kênh trong 1 ngày.

Việc này cũng phần nào giúp Marketer theo dõi được hiệu quả Seeding trong mỗi kênh.

Xác định các format Seeding

Đã qua nửa chặng đường rồi, giờ thì chúng ta bắt đầu đi sâu vào chi tiết chiến dịch nhé!

Format Seeding là các định dạng content Seeding lớn mà bạn muốn thực hiện: đăng bài hỏi, đăng bài review, rải comment khắp nơi, comment kèm ảnh hay link,…

Hãy chọn ra những format cho chiến dịch để khi làm content sẽ được nhất quán, không bị mông lung nha. Format này cần phù hợp với từng kênh, đối tượng mục tiêu và mục tiêu của chiến dịch, Marketer đừng quên điều này nhé!

Xác định Content Angel

Sau khi xác định các Format, chúng ta sẽ tìm ra các Angle để định hướng cho comment. Angle này làm càng chi tiết, comment sẽ càng đa dạng và không bị lệch hướng so với mục tiêu chiến dịch, đồng thời, giúp chiến dịch Seeding được chân thật hơn nếu có sự chuẩn bị kĩ lưỡng về Angle. Vậy nên, Marketer hãy cố gắng chuẩn bị càng nhiều Angle càng tốt!

Content góc độ thông tin:

  • Lập danh sách
  • Hướng dẫn làm gì đó
  • Thông tin hữu ích từ chuyên gia
  • …v…v..

Content góc độ cá nhân:

  • Bình luận, review, reaction về vấn đề nào đó
  • Chia sẻ quan điểm cá nhân
  • So sánh
  • ..v..v..

Xác định profile tài khoản seeding chiến dịch sẽ sử dụng:

Hãy biết nên chọn Account thế nào để chiến dịch Seeding hiệu quả, không phản cảm.

Ví dụ:

Những chiến dịch cần viral => cần sự nhộn nhịp:

Thì chả ai quan tâm đến profile cả, lúc này bạn có thể chọn tài khoản bình thường với số lượng nhiều để tiết kiệm chi phí.

Đối với chiến dịch tăng brand love => tăng sự tin tưởng ở khách hàng:

Cần lựa chọn Seeding bằng những bài review trong những group uy tín phải cân nhắc chọn profile kĩ hơn, nhìn như một con người thật để tránh bị bóc phốt seeding, gây ác cảm với Brand nha.

Điều này rất quan trọng nhưng dễ bị bỏ sót vì chúng ta hay mải lo chuẩn bị những thứ to tát, quan trọng mà dễ bỏ qua những điều nhỏ nhắt nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ này

Xác định cách tracking và chỉ số KPI

Nên có cách tracking riêng để có thể set KPI riêng cho chiến dịch Seeding nhằm đo lường chính xác hiệu quả và có những điều chỉnh kịp thời trong quá trình thực hiện.

Bộ kỹ năng Marketer cần nâng cấp để hướng tới tương lai

Bối cảnh kinh doanh ngày càng phức tạp, sẽ tạo ra nhiều vị trí có chuyên môn tương ứng mà 1 doanh nghiệp cần để phát triển. Điều này khiến cho chi phí tuyển dụng thêm nhân sự ngày 1 lớn cho doanh nghiệp (đặc biệt là SME), chưa kể tuyển dụng nhiều sẽ làm cồng kềnh bộ máy, thứ bậc trở nên nhiêu khê & ra quyết định chậm chạp hơn.
Vì thế, nhu cầu lớn của các chủ doanh nghiệp SME thường cần 1 Marketer “văn võ song toàn”, đa nhiệm & được trang bị các kỹ năng thực dụng ngày càng cao.

❖ Trong quá khứ, bộ kỹ năng căn bản của 1 Marketer là:

1. Thiết kế định vị thương hiệu & sản phẩm (Brand & Product Positioning) phù hợp với phân khúc nhu cầu mà doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh.
2. Thiết kế danh mục đa sản phẩm Product Portfolio để phù hợp với nhu cầu đa dạng của các tập khách hàng.
3. Thiết kế Product Concept cho sản phẩm mới.
4. Thiết kế Pack Concept cho bao bì (nếu là hàng tiêu dùng).
5. Thiết kế câu chuyện truyền thông Communication Concept (câu chữ & hình ảnh).
6 Lập kế hoạch Brand Plan, các loại Planning khác & thực thi chuẩn xác ra ngoài thị trường.
7. Đánh giá Media Plan & đề xuất sáng tạo từ Agency quảng cáo.

❖ Ngày nay, các kỹ năng mới Marketer cần nâng cấp:

Để trở nên đa năng hơn, phù hợp với bối cảnh kinh doanh ngày nay với tư duy của 1 người khởi nghiệp (Entrepreneurship), bao gồm:

8. Thiết kế phương pháp nghiên cứu thị trường, guideline phỏng vấn, bảng câu hỏi để trả lời các câu hỏi lớn của doanh nghiệp, tư duy về các loại data cần thiết & phương pháp tìm.
Năng lực phân tích & tổng hợp dữ kiện để thiết kế ra các loại phân khúc thị trường (Segmentation) để đưa ra quyết định chiến lược lớn như tung ra sản phẩm mới, 1 brand mới để nắm bắt tập khách hàng tiềm năng.
Kỹ năng này được yêu cầu dựa trên bối cảnh, chủ doanh nghiệp ko muốn chi tiền tốn kém cho nghiên cứu thị trường nhưng vẫn đòi hỏi có dữ liệu để ra quyết định chiến lược.
9. Am hiểu Tài Chính Doanh Nghiệp (Finance): trang bị thêm góc nhìn tài chính quản trị – hiểu chi phí & lợi nhuận trong toàn bộ quy trình vận hành tạo ra giá trị của sản phẩm, dịch vụ đến tay khách hàng.
Tư duy về tài chính giúp tương tác hiệu quả hơn với bộ phận tài chính về việc định giá, cải thiện Gross Profit, lập ngân sách Brand Marketing hàng năm, tính Return on Investment cho các hoạt động Promotion & xây dựng viễn cảnh tài chính (Business Case) cho 1 dòng sản phẩm mới.
Kỹ năng này được yêu cầu dựa trên bối cảnh Marketer ngày càng bị áp lực bởi KPI doanh số & dòng tiền: các khoản tiền doanh nghiệp thu vào so với các khoản tiền Sales & Marketing chi; và sử dụng các công cụ của Marketing để cải thiện các chỉ số lợi nhuận.
10. Thiết kế chuỗi giá trị mới cho doanh nghiệp (Design Thinking): đây là loại hình tư duy thiết kế các giá trị mới nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh của thương hiệu (thậm chí có thể phá vỡ quy chuẩn hiện tại của thị trường, tái định nghĩa chuỗi giá trị thị trường).
Kết quả là sự sáng tạo về những giá trị mới mà tiền lệ trong quá khứ không có (có thể là 1 mô hình kinh doanh rất sáng tạo, hay đơn thuần là ở cấp độ 1 sản phẩm mới đột phá, hoặc tạo ra trải nghiệm dịch vụ xuất sắc).
Kỹ năng Tư Duy Thiết Kế này được yêu cầu dựa trên bối cảnh kinh doanh trở nên chững lại, và bắt đầu đi vào lối mòn, cạnh tranh trên những giá trị cũ của thị trường hiện tại, cần phải có sự đột phá về giá trị mới thì mới giải quyết bài toán tăng trưởng.
11. Am hiểu sâu hơn về Digital Marketing: Bộ kỹ năng rất rộng này được đòi hỏi ngày càng cao, trong bối cảnh các nền tảng Platform & các kênh Media của Digital bị phân mảnh rất khủng khiếp, việc chi ngân sách cho tất cả Platform sẽ trở nên thiếu khôn ngoan, vì mỗi thứ 1 chút thì giống muối bỏ bể. Hoặc cũng tệ ko kém, là xu hướng rập khuôn máy móc cách làm Digital Marketing từ 1 thị trường khác mà Marketer đó có trải nghiệm quá khứ mà ko hiểu về bản chất.
Ví dụ: áp dụng máy móc cách làm Digital marketing từ hàng FMCG sang lĩnh vực bất động sản, thị trường giáo dục tiếng Anh, hay là thời trang.
Vì thế, marketer ngày càng được chủ doanh nghiệp kỳ vọng là phải am hiểu về đa dạng các loại hình Digital Marketing để đảm bảo hiệu quả performance chạy ra được số.
Ngoài ra, phải am hiểu các công cụ Tech hỗ trợ trong thị trường đó như là app, website, landing page, các thủ thuật SEO, cách đọc số liệu từ Google Analytics để tập trung nguồn lực & ngân sách 1 cách hiệu quả, tránh rớt vào bẫy cái gì cũng muốn làm, vừa lãng phí vừa kém hiệu quả.
12. Thiết kế trải nghiệm thương hiệu (Customer Experience Design): tạo ra những trải nghiệm thương hiệu xuất sắc, kích hoạt cảm xúc của Shopper & cuối cùng là để chiêu dụ hành vi mua tại các show room, cửa hàng dạng chuỗi như thị trường thời trang, giày dép, cafe quán, xe hơi, phòng tập gym, spa, mỹ phẩm, v.v…ngoài ra còn có tên gọi khác là Visual Merchandising trong cửa hàng bán lẻ như thời trang, mỹ phẩm.
Kỹ năng này được đòi hỏi trong bối cảnh chủ doanh nghiệp ý thức rõ là hành vi mua hàng được quyết định phần lớn tại điểm bán, nên Marketer dc kỳ vọng phải có năng lực thiết kế những trải nghiệm đặc biệt tại các cửa hàng với các điểm chạm hợp lý, kết nối nhau dưới cùng 1 Concept Decor trong cửa hàng.
13. Am hiểu cả Sales & Trade Marketing: phải có tư duy rất mạnh về các loại hình kênh phân phối, hệ thống bán lẻ, các điểm bán & hành vi của Shopper ở từng loại kênh khác nhau. Hiểu tính chất, đặc thù & mức cạnh tranh khi thâm nhập hàng hóa ở từng loại kênh, cũng như hiểu các loại tâm lý & hành vi mua của các tập Shopper tương ứng.
Doanh nghiệp ngày càng đòi hỏi bắt buộc Marketer hiểu cả Sales & Trade Marketing để có góc nhìn toàn diện khi xây dựng 1 bản kế hoạch Brand Plan dẫn dắt để kết nối cả 3 bộ phận chiến lược để giúp doanh nghiệp đạt doanh số.
#NguyễnQuangHiệp

Hướng dẫn xóa background ảnh Online

Trước khi chưa khám phá được tool này thì việc xoá Background 1 bức ảnh đối với 1 Marketer hay Designer là 1 công việc tốn nhiều thời gian. Bây giờ thì quá đơn giản.

Công cụ xóa background ảnh online hình ảnh tự động remove.bg

Link Tool: https://www.remove.bg/

Video xóa Background cho ảnh online

Nếu bạn có thắc mắc có thể tham gia group Học Digital Marketing Miễn Phí của Văn Digital để hỏi đáp nhé!