Chỉnh Sửa Video: 6 công cụ cho anh em làm nội dung video

6 Công Cụ Chỉnh Sửa Video Đỉnh Cao: Tạo nội dung video chất lượng làm marketing và Affiliate. Kết hợp hiệu ứng và chức năng mạnh mẽ dễ sử dụng dành cho bạn.

chinh-sua-video

1. DICHTUDONG.COM: 

Công cụ làm review phim tự động dịch và biên tập lại bản dịch video bằng chatGPT cực kì tự nhiên sử dụng làm tiktok, facebook và Youtube. Có demo dùng thử.

  • Website: https://dichtudong.com/vi-vn/

2. VOCALREMOVER: 

Giúp tách giọng, khử ồn, thay đổi tone giọng cho anh em làm video,… có nhiều cái nữa bạn có thể nghiên cứu thêm.

  • Website: https://vocalremover.org/vi/

3. TABCUT: 

Tool nghiên cứu thị trường giúp theo dõi được bảng xếp hạng video Affiliate. Anh em có thể xem các chỉ số về lượt xem, lượt bán, lượt chia sẻ, giá sản phẩm,… theo ngày, tuần, tháng.

  • Website: https://tabcut.vn/

4. MYINSTANTS: 

Tổng hợp các thể loại âm thanh để anh em chèn vào video miễn phí anh em sử dựng khá nhiều.

  • Website: https://www.myinstants.com/

5. TOKCOMMENT.COM: 

Đây là 1 web tạo replay comment trên video. Bạn nào cần có thể thử nhé.

  • Website: https://tokcomment.com/

6. GHOSTCUT: 

Giúp xoá sub và logo trong video chỉ bằng 1 cú click. Hơn nữa nó có thể chèn sub mới và lồng tiếng.

  • Website: https://jollytoday.com/

Kết hợp với Capcut để chỉnh sửa Video trên điện thoại và máy tính miễn phí rất nhẹ và dễ sử dụng.

Chúc anh em sớm có video triệu view nha.

Theo dõi thêm Văn Digital để cập nhật thêm nhiều kiến thức hay về Digital Marketing hữu ích khác.

Để khách hàng của bạn có dễ dàng tìm thấy link sản phẩm và mua sản phẩm ngay trên bài viết => cách thêm sản phẩm lên Fanpage Facebook chỉ trong 2 bước.

Đừng lo lắng, hôm nay Hạnh “ham học” sẽ hướng dẫn chi tiết 2 bước trong bài viết dưới đây.

Hướng dẫn cách thêm sản phẩm lên Fanpage Facebook:

Bước 1: Tạo Danh Mục

B1.1: Vào Facebook Meta Business, chọn “Tất cả công cụ”. Sau đó, chọn “Thương mại”.

cach-them-san-pham-len-fanpage-facebook-1

B1.2: Chọn “Thêm Danh Mục” ở phần Danh Mục

B1.3: Chọn “Loại Danh Mục” mà bạn Shop bạn đang bán. 

Ví dụ: Hạnh sẽ chọn mục “Thương mại điện tử”

B1.4: Chọn “Chủ sở hữu danh mục”. Sau đó, đặt “Tên Danh Mục”

B1.5: Bấm “Xem Danh Mục”

 

Bước 2: Thêm sản phẩm

B2.1: Vào “Danh Mục” => Chọn “Mặt Hàng”  => Chọn “Thêm Mặt Hàng”

B2.2: Chọn cách “Thêm mặt hàng”. Có 4 cách “Thêm mặt hàng”:

  • Thủ công: Nếu bạn nhập số lượng ít
  • Nguồn cấp dữ liệu: Nếu bạn nhập số lượng nhiều
  • Nền tảng đối tác
  • Pixel

Ví dụ: Hạnh sẽ chọn cách “Thủ Công”

B2.3: Sau đó, điền các thông tin bao gồm:

  • Hình ảnh
  • Tiêu đề
  • Mô tả
  • Liên kết đến trang web
  • Giá
  • Giá khuyến mãi (Không bắt buộc)
  • Facebook product category (Không bắt buộc)
  • Tình trạng
  • Tình trạng hàng
  • Trạng thái
  • Thương hiệu (Không bắt buộc)

B2.4: Cuối cùng, ta sẽ check lại các thông tin đã điền phía trên và hoàn thành thêm mặt hàng trên Facebook.

Xem thêm: Kích thước ảnh chạy quảng cáo Facebook

Gắn thẻ sản phẩm cho bài viết trên Facebook:

Sau khi các bạn đã Thêm sản phẩm và tạo cửa hàng trên Facebook xong thì bước tiếp theo là Gắn thẻ sản phẩm cho bài viết trên Facebook.

Các bạn hãy xem clip dưới đây để biết cách làm nhé!

Tại sao không tạo được cửa hàng trên fanpage?

=> Chờ test xong mình sẽ viết hướng dẫn khắc phục chỗ này.

Cách Đăng sản phẩm lên cửa hàng Fanpage bằng điện thoại

=> Hiện tại chỉ có thể thêm sản phẩm ở https://business.facebook.com/commerce/ nên vào bằng điện thoại không tiện bằng máy tính => khuyên các bạn lên máy tính sẽ dễ thao tác hơn.

Nếu bạn có thắc mắc có thể tham gia group Học Digital Marketing Miễn Phí của Văn Digital để hỏi đáp nhé!

Top 4 khóa học digital marketing online miễn phí

Ngày nay việc tham gia khóa học Digital Marketing miễn phí mà còn có chứng chỉ của các “ông trùm công nghệ” như Google, Facebook, Linked in giúp sẽ bạn có kiến thức cơ bản về ngành này.

khoa-hoc-digital-marketing

4 khóa học digital marketing miễn phí có chứng chỉ:

1. Fundamentals of digital marketing

Nắm vững kiến ​​thức cơ bản về tiếp thị kỹ thuật số với khóa học miễn phí của Google được Cục Quảng cáo Tương tác Châu Âu và Đại học Mở công nhận. Có 26 mô-đun để khám phá, tất cả đều do các giảng viên của Google tạo ra, có đầy đủ các bài tập thực hành và ví dụ thực tế để giúp bạn biến kiến ​​thức thành hành động.

Link chi tiết: tại đây

2. Google Analytics Academy

Học phân tích với các khóa học trực tuyến miễn phí. Học Analytics giúp bạn tìm hiểu về các công cụ đo lường của Google để bạn có thể phát triển doanh nghiệp của mình.

Link chi tiết: tại đây

3. Facebook BluePrint

Khám phá các khóa học trực tuyến của Facebook, chương trình đào tạo và chứng nhận để biết cách khai thác tối đa nền tảng marketing trên Facebook.

Link chi tiết: tại đây

4. Become a Digital marketing specialist

Sử dụng các kỹ năng phân tích và chiến thuật của bạn để giúp tăng trưởng và phát triển các cơ hội mới cho doanh nghiệp với tư cách là chuyên gia tiếp thị kỹ thuật số. Từ các kế hoạch tiếp thị và chiến lược nội dung đến SEO và phân tích, con đường này hướng dẫn bạn thông qua các nguyên tắc và thực tiễn tốt nhất của tiếp thị kỹ thuật số.

Link: tại đây

Để cập nhật thêm về thông tin về Digital Marketing các bạn hãy tham dự group Văn Digital: Học Digital Marketing Miễn Phí 

SEO Google Maps: 5 yếu tố chính cần quan tâm

Có 5 yếu tố chính trong SEO Google Maps, làm tốt được 5 yếu tố này Maps của bạn có thể vào Top 3 Google Maps.

1. MỨC ĐỘ LIÊN QUAN CỦA GOOGLE MAPS:

Cung cấp đầy đủ các thông tin các trường trong Google My Business gồm có: danh mục chính, địa chỉ, khu vực dịch vụ, thời gian làm việc, website, sản phẩm, đánh giá, hình ảnh, giải đáp, các chương trình ưu đãi,…
  1. Thêm nội dung thường xuyên.
  2. Tên, địa chỉ, số điện thoại của Map phải nhất quán với website, footer của website.
  3. Thường xuyên có review, đặc biệt là những review ở local của Map, trong review có chứa từ khóa và tên local: shop hoa tươi tại phù cát bình định,…
  4. Danh mục công ty đúng với ngành nghề của mình.
  5. Khi viết giới thiệu, review map các thông tin trên map, các thông tin ở review càng có nhiều từ khóa sản phẩm dịch vụ đi liền với tên local càng tốt, ví dụ: shop hoa tươi tại phù cát bình định
  6. Tiêu đề của Map phải chứa từ khóa và tên Local: Ví Dụ: Shop hoa tươi phù cát bình định (Nhờ bạn review 5 sao giúp mình ở Google Map này luôn nha)

Điền đầy đủ các thông tin tại Google My Business giúp Google hiểu rõ chi tiết, cặn kẽ về Doanh nghiệp của bạn, giúp SEO Google Maps của bạn càng dễ lên top hơn.

Maps của shop hoa tươi Thanh Nga Hoa Tươi tại Phù Cát Bình Định của mình

2. MỨC ĐỘ NỔI BẬT:

Thông tin về địa chỉ, số điện thoại của Map với mạng lưới Social Entity (Facebook, Youtube v.v…), blog 2.0, forum,… có thông tin đồng bộ trên map với nhau để Google xác định đây là một địa chỉ có thật, một business có thật ngoài đời.
  1. Chia sẻ link map lên các tài khoản mạng xã hội càng nhiều càng tốt.
  2. Nhúng link Map vào website của bạn (Thường ở phần liên hệ) để đồng bộ cùng website.

3. KHOẢNG CÁCH CỦA GOOGLE MAPS:

Đây là yếu tố fix cứng của Google, tận dụng bằng cách cắm nhiều Map ở các địa chỉ, nếu Map thật thì làm tốt 2 phần ở trên là lên Top ở lĩnh vực cạnh tranh quanh bán kính 5 – 6km rồi.
 
Thường xuyên reviews càng nhiều càng tốt, hình ảnh, đánh giá 5 sao, thường xuyên tạo những ưu đãi, event, cập nhật thông tin lên Map.

Làm Local maps ở nhiều nơi như thế nào?

Tận dụng yếu tố local để cắm map ở gần vị trí đó nhất có thể, ví dụ công ty bạn ở Hà Nội, bạn muốn hiển thị ở HCM mà không có chi nhánh, cửa hàng thì nên mượn bạn bè mình địa chỉ ở đó rồi cắm maps ở đây, điều này giúp bạn tránh bị người khác report map vì địa chỉ ảo.

4. CẬP NHẬT THÔNG TIN TRÊN GOOGLE MAPS:

Thường xuyên đánh giá, xem hiệu suất hiệu quả của Map để tối ưu bằng cách vào phần thông tin chi tiết trong Google My Business (GMB), nơi đây bạn sẽ xem được các chỉ số:
 
Số lượt tìm kiếm, số khách hàng vào map, hành động của khách hàng, có bao nhiêu lượt truy cập website từ map, bao nhiêu lượt gọi cho bạn, bao nhiêu khách nhắn tin cho bạn qua map, bao nhiêu lượt xem hình ảnh.
 
 
Để từ đó bạn bạn có thể tối ưu một cách tốt nhất cho Map của mình.
 
Google Maps là một kênh quyền năng thu hút khách hàng, đặc biệt với các ngành nghề mang tính địa phương cao như: shop hoa tươi, quán ăn, nhà hàng, cafe, cửa hàng thời trang, dịch vụ sửa chữa, phòng khám y tế,…
 

5. SEO Google Maps được review bởi các tài khoản có điểm Local guide cao sẽ giúp tăng vị trí xếp hạng

Chúc các bạn lên tối ưu Google Map của chính mình thành công.

Theo dõi thêm Văn Digital để cập nhật thêm nhiều kiến thức hay về Digital Marketing hữu ích khác.

 

Hướng dẫn cách sử dụng Kahoot từ A đến Z

Kahoot! là một công cụ học tập dựa trên nền tảng trò chơi, được áp dụng trong công nghệ giáo dục tại các trường học hiện nay. Trò chơi được sử dụng ở đây là những câu hỏi trắc nghiệm, không chỉ là những câu hỏi lý thuyết đơn thuần, người dùng có thể tích hợp thêm hình ảnh và video vào bài.

huong-dan-cach-su-dung-kahoot

Hướng dẫn sử dụng Kahoot trong dạy học:

Sử dụng Kahoot tạo 1 game trắc nghiệm  trả lời các nội dung trong khóa học nhằm giúp cho học sinh và sinh viên ghi nhớ các nội dung trọng tâm.

Tạo Tài khoản: https://kahoot.com/ => Sign Up.

Kahoot có giới hạn người chơi không?

Tùy theo gói của bạn sẽ có giới hạn số lượng người chơi.

  • Free: Tối đa 10 người chơi
  • Home và Family: Tối đa 20 người chơi
  • Fremier: Tối đa 50 người chơi
Bảng chi phí và tính năng của Kahoot

Hướng dẫn lập kế hoạch tiếp thị mô hình SOSTAC

Lập kế hoạch tiếp thị mô hình SOSTAC là gì?

SOSTAC được bình chọn là mô hình phổ biến thứ ba trong cuộc thăm dò CIM về các mô hình tiếp thị  vì nó dễ nhớ và dễ dàng cấu trúc kế hoạch cho các hoạt động lập kế hoạch khác nhau.

Dù bạn đang tạo ra một chiến lược tiếp thị tổng thể hay tiếp thị kỹ thuật số hay cải thiện các chiến thuật kênh riêng lẻ như SEO hoặc tiếp thị qua email SOSTAC, mình nghĩ nó tốt cho bạn.

mo-hinh-sostac

SOSTAC gồm 6 phần như sau:

  • Tình hình (Situation Analysis )- Chúng ta đang ở đâu?
  • Mục tiêu (Objectives) – Chúng ta muốn ở đâu?
  • Chiến lược (Strategy)- Làm cách nào để đạt được điều đó?
  • Chiến thuật (Tactics) – Làm cách nào để đạt được điều đó một cách chính xác?
  • Hành động (Actions)- Kế hoạch hành động của chúng ta là gì?
  • Kiểm soát (Control) – Chúng ta đã đến đó chưa?

Mô hình SMART là gì? Xác định mục tiêu Marketing theo SMART

Muốn công việc đạt hiệu quả cao, bạn cần phải đặt mục tiêu tốt. Việc xây dựng và thiết lập mục tiêu chính là một trong những kỹ năng cực kỳ quan trọng, là chìa khoá đưa bạn đến cảnh cửa thành công, bởi thiết lập mục tiêu tốt sẽ đem tới một định hướng tương lai tốt. Một trong những phương pháp hữu dụng để đạt được điều đó là cách xác định mục tiêu theo mô hình SMART.

Mô hình SMART là gì?

Mô hình SMART là mô hình thiết lập mục tiêu hiệu quả giúp các doanh nghiệp hay các chuyên gia Marketing thiết lập và đánh giá tính cụ thể, mức độ khả thi, sự liên quan và tính hợp lý của các mục tiêu trong kế hoạch dựa trên 5 tiêu chí: Specific (Cụ thể) – Measurable (có thể Đo lường được) – Actionable (Tính Khả thi) – Relevant (Sự Liên quan) – Time-Bound (Thời hạn đạt được mục tiêu).

mo-hinh-smart

Sử dụng mô hình SMART còn giúp doanh nghiệp xác định được mục tiêu tiếp thị phù hợp với chiến lược kinh doanh theo từng thời điểm khác nhau, giúp doanh nghiệp nhận ra những được và mất, hoàn chỉnh hơn trong quy trình kinh doanh.

Cách xác định mục tiêu Marketing theo mô hình SMART

Xác định mục tiêu marketing theo SMART giúp quá trình thực hiện các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao bởi nhiều doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến tính hiệu quả và khả thi của mục tiêu mà mình đặt ra, điều này dẫn đến những khó khăn về sau khi kế hoạch đã được triển khai và mô hình SMART ra đời để giải quyết vấn đề này.

S – Specific

Tính cụ thể, chi tiết và dễ hiểu của mục tiêu đặt ra: Các mục tiêu đề ra càng chi tiết và cụ thể bao nhiêu càng dễ xác định cơ hội nắm bắt vấn đề và mức độ khả thi, đo lường các vấn đề và cơ hội thực tế có thành công hay không. Thường khi xây dựng mục tiêu cá nhân, nhiều người còn khá mơ hồ và chưa có định hướng cho kết quả sau này muốn đạt được mà chỉ tóm gọn trong những lời lẽ chung chung, thiếu chi tiết, như vậy sẽ rất khó đo lường mức độ khả thi và thực tế những gì đã làm có đúng định hướng kế hoạch hay không.

M – Measurable

Là mục tiêu có thể đo lường được: và những mục tiêu này nên gắn liền với những con số cụ thể. Việc xây dựng mục tiêu theo nguyên tắc SMART sẽ thể hiện tham vọng của bạn. Chẳng hạn như bạn đặt ra mục tiêu sẽ tiếp thị và chốt thành công 10 đơn sales trong vòng 1 tháng, giá trị mỗi hợp đồng sales là 700 triệu đồng, vậy mỗi tuần bạn cần phải hoàn thành tối thiểu 3 đơn sales thành công, không để công việc bị chậm tiến độ. Đó là cách để bạn hoàn thành mục tiêu nhanh nhất, đo lường hiệu quả công việc đạt được mỗi ngày, mỗi tuần. Khi bạn đặt mục tiêu cá nhân cần biết khả năng của mình có hoàn thành được hay không, đo lường mức độ hiệu quả của nó như thế nào, các số liệu cụ thể để đánh giá kết quả đó dựa trên những con số thực tế.

A – Actionable

Actionable là tính khả thi của mục tiêu. – Đây cũng là tiêu chí quan trọng khi đặt ra mục tiêu theo mô hình SMART. Bạn cần nghiêm túc cân nhắc đến khả năng của bản thân có đạt được mục tiêu đó hay không hay nó quá sức với mình. Xác định tính khả thi của mục tiêu để biết mình đang ở đâu, hiểu về khả năng của bản thân trước khi đề ra một kế hoạch quá sức mình dẫn tới phải bỏ cuộc giữa chừng. Hơn thế nữa, xác định tính khả thi của mục tiêu cũng sẽ là động lực để bạn cố gắng đạt được kế hoạch, mục tiêu trong khả năng của mình để cảm thấy đó là động lực cố gắng, đầy thích thú và thách thức giới hạn bản thân. Với những mục tiêu quá dễ đạt hoặc quá khó đạt đều dễ gây ra tâm lý chán nản, không hào hứng.

R – Relevant

Ý chỉ mục tiêu cá nhân của bạn có liên quan và phù hợp với mục tiêu chung của công ty hay không? Mục tiêu cá nhân nên liên quan đến định hướng phát triển trong công việc, lĩnh vực đang làm, phù hợp với định hướng và sự phát triển chung của công ty. Mục tiêu đó có đáp ứng được các vấn đề mà marketer phải đối mặt không?

T – Time-Bound

Các mục tiêu đề ra có thực hiện trong đúng thời hạn đã cam kết hay không. Việc áp đặt thời gian hoàn thành công việc, mục tiêu sẽ gây áp lực đến mỗi cá nhân để họ có trách nhiệm và hoàn thành đúng deadline công việc. Hơn thế nữa, việc thiết lập thời gian hoàn thành công việc sẽ tạo tính kỷ luật và chuyên nghiệp cho cá nhân, quản lý thời gian và năng suất công việc theo tiến độ hiệu quả.

Ví dụ cho các mục tiêu Marketing theo mô hình SMART

Tham khảo một số ví dụ cụ thể cho các mục tiêu Marketing được thiết lập theo mô hình SMART giúp bạn trở thành một nhà tiếp thị tốt hơn.

Ví dụ về mục tiêu số lượng người đăng ký tham dự hội thảo trên web

  • Mục tiêu SMART: Vào ngày 11/11, ngày tổ chức hội thảo trên web của chúng tôi, số lượng đăng ký sẽ tăng tối thiểu 25% bằng cách quảng cáo thông qua mạng xã hội, email, blog và tin nhắn Facebook.
  • Tính cụ thể: Đề ra mục tiêu mời được ít nhất 200 người, tối đa là 500 người đăng ký tham dự hội thảo trên web thông qua các hình thức tiếp thị qua các trang mạng xã hội, email marketing, blog và Facebook Messenger.
  • Mục tiêu có thể đo lường được: Thông qua các công cụ phân tích dữ liệu cho thấy, số lượng người tương tác về hội thảo tăng 10%.
  • Tính khả thi: Lần tổ chức hội thảo trên web gần nhất của chúng tôi đã ghi nhận số lượng người đăng ký tham gia tăng 20% khi chúng tôi tiếp thị và quảng cáo trên mạng xã hội Facebook và email.
  • Tính thích hợp: Việc tổ chức hội thảo thành công sẽ là tiền đề để công ty của chúng tôi tạo ra nhiều khách hàng tiềm năng, mở rộng thị trường, tăng độ phủ cho doanh nghiệp cũng như mang về nhiều hợp đồng giá trị với khách hàng.
  • Giới hạn thời gian: Tiếp thị và chào mời khách hàng tham dự hội thảo trong 20 ngày, đến ngày diễn ra hội thảo trên web.

Ví dụ về mục tiêu số đăng ký email

  • Mục tiêu SMART: Trong 3 tháng, số lượng người đăng ký nhận email của chúng tôi tăng 50% bằng cách tăng ngân sách quảng cáo Facebook cho những bài đăng được nhận được nhiều tương tác và đọc nhiều nhất.
  • Tính cụ thể: Tăng số lượng người đăng ký nhận mail của chúng tôi thông qua tăng ngân sách chạy quảng cáo Facebook các bài đăng blog có lịch sử được nhiều người đọc và tương tác nhất.
  • Đo lường được: Mục tiêu tăng 50% số lượng người đăng ký email.
  • Tính khả thi: 2 tháng trước, chúng tôi đã áp dụng chiến lược tiếp thị qua email, với các công cụ đo lường phân tích dữ liệu đã cho thấy, tỷ lệ người dùng đăng ký nhận mail từ chúng tôi đã tăng 35% so với thời gian trước.
  • Tính thích hợp: Bằng cách tăng số lượng người đăng ký nhận email của chúng tôi, lưu lượng truy cập website của chúng tôi tăng trưởng nhanh, gia tăng nhận diện thương hiệu, thu hút về nhiều khách hàng tiềm năng biết đến và tin dùng sản phẩm của mình.
  • Giới hạn thời gian: Trong 3 tháng.

Các bước xây dựng chiến lược truyền thông hiệu quả

Chiến lược truyền thông là gì?

Là các phương pháp tiếp cận khách hàng mục tiêu, giúp cho khách hàng của bạn nhận biết thương hiệu, nhận biệt về dịch vụ và sản phẩm, đồng thời cung cấp thông tin để khách hàng tìm hiểu về sản phẩm và dịch vụ, từ đó thúc đẩy khách hàng dùng thử sản phẩm, quyết định mua sắm và trung thành với thương hiệu và sản phẩm của bạn.

cac-buoc-xay-dung-chien-luoc-truyen-thong-hieu-qua

Các bước xây dựng chiến lược truyền thông

Chiến lược truyền thông gồm có 2 phần chính:

Chiến lược nội dung: 

Thông điệp mà công ty muốn gửi đến khách hàng là gì? Thông thường các doanh nghiệp dựa trên định vị sản phẩm, những điểm khác biệt của sản phẩm và thương hiệu mà đối thủ không có, để thông tin và thuyết phục khách hàng.

Ngoài ra nội dung thông điệp cũng được gửi đến khách hàng thông qua hình thức trình chuyển tải thông điệp như:

  • Hình thức chuyển tải thông điệp qua bao bì sản phẩm.
  • Qua chất lượng hình ảnh, âm thanh của TVC.
  • Hình thức thiết kế các mẫu quảng cáo trên các phương tiện truyền thông.

Chiến lược sử dụng các phương tiện truyền thông:

Sau khi có nội dung quảng cáo, các mẫu quảng cáo, vấn đề tiếp theo là các nhà hoạch định chiến lược cần nghiên cứu về thói quen truyền thông của khán giả mục tiêu để quyết định lựa chọn và sử dụng các phương tiện truyền thông, làm sao để truyền thông điệp của sản phẩm và thương hiệu đến người tiêu dùng một cách hiệu quả về chi phí.

Để làm được điều này người chiến lược xây dựng chiến lược truyền thông qua các giai đoạn như sau:

  1. Xác định đối tượng truyền thông mục tiêu: ai là người mà chiến dịch truyền thông nhắm đến.
  2. Xây dựng mục tiêu truyền thông của chiến dịch quảng cáo, cần tiếp cận bao nhiêu % khách hàng mục tiêu, số lần tiếp cận của khán giả đối với thương hiệu và sản phẩm bao nhiêu lần, để họ có thể nhớ và ấn tượng về sản phẩm và thông điệp
  3. Nghiên cứu thói quen truyền thông của khán giả mục tiêu, họ thường đi đâu? Xem gì, nghe gì, đọc gì, trong khoảng thời gian nào. Nhà hoạch định xác định các phương tiện ( nơi tiếp cận được khán giả mục tiêu nhiều nhất) ví dụ chương trình truyền hình, chương trình radio, tờ báo được xem nhiều, vị trí trên website và mạng xã hội nào mà được nhiều người vào nhất.
  4. Xác định thị trường, địa điểm để giới thiệu và quảng cáo sản phẩm và thương hiệu, thời điểm để quảng cáo, tần suất quảng cáo hiệu quả …
  5. Theo dõi và đánh giá hiệu quả của các hoạt động truyền thông. Một ví dụ về mục tiêu và đo lường hiệu quả truyền thông: Bạn đặt ra mục tiêu ít nhất 80% khách hàng mục tiêu có thể nhận biết một sản phẩm mới của bạn trong vòng 3 tháng, và sau 3 tháng kể từ khi thực hiện chương trình truyền thông, bạn thực hiện một cuộc thăm dò khách hàng để kiểm tra xem bao nhiêu phần trăm khách hàng nhận biết sản phẩm mới của bạn.

Hoạt động truyền thông của công ty không chỉ thực hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng, mà còn thực hiện các hoạt động giới thiệu quảng bá sản phẩm và thương hiệu trong các nhóm người tiêu dùng có phạm vi nhỏ hơn, như khuyến mãi sản phẩm tại điểm bán, trưng bày sản phẩm, tổ chức hội thảo, phát quà tặng sản phẩm, dùng thử sản phẩm.

Tất cả các hoạt động giới thiệu sản phẩm đến với người tiêu dùng và thuyết phục họ sử dụng tiêu dùng sản phẩm đều được xem là các hoạt động truyền thông.

8 Cách Tăng Lead hiệu quả cho Website

Marketer luôn tìm kiếm cách mới để tạo ra lead và tối ưu website để tạo lead là một trong những cách tốt nhất để chuyển traffic vào website thành khách hàng của mình.

Ngoài việc cần thêm nút CTA (Call to Action) vào thì sẽ tạo được lead ra thì bạn còn có 8 thứ này để cải thiện lead cho website:

1. Live chat & chat bot

  • Dùng để chat với bất cứ ai vào trang, nhờ vậy có thể tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ và bán hàng được.
  • Trang nào cũng có live chat thì phiền hà, nên có thể chỉ cần đặt ở trang chủ và trang sản phẩm, dịch vụ
  • Trang chủ thì bật live chat chào mừng khách hàng, còn trang sản phẩm/dịch vụ thì cung cấp tư vấn, hỗ trợ liên quan.

2. Nội dung download

  • Cho download hướng dẫn, blog, ebook là cách hay để lấy data khách hàng, cũng như tạo tương tác trực tiếp giữa khách với website.
  • Xuất phát điểm cho quá trình bán hàng, vì content được download về đồng nghĩa KH có thể hiện sự quan tâm tới sản phẩm/dịch vụ của bạn.
  • Lưu data vào CRM để tạo workflow gửi nội dung hữu ích tới khách hàng.
  • Nội dung download phải hữu ích (có giá trị) với khách hàng.

3. Smart CTA

  • CTA nên nổi bật, độc đáo và phù hợp với từng nội dung khác biệt trên website (blog, hướng dẫn).
  • Vai trò của CTA không chỉ là cái nút nhiều màu và một dòng mệnh lệnh, có thể thêm dòng phụ để bên dưới để tăng hiệu quả.
  • Có 2 loại CTA: chính yếu và thứ yếu. Chính yếu kiểu như Buy Now, Apply Now… vì bạn muốn khách hàng hành động. Còn thứ yếu là Learn More, Keep Reading… những cái này để cung cấp thông tin về 1 chủ đề nào đó.
  • Smart CTA thì làm tốt hơn ở việc show đúng content, cho đúng người, ở đúng thời điểm. CTA thay đổi tùy theo visitor đang nhìn nó. Nên thay vì dùng 1 nút cố định, bạn có nhiều CTA cho nhiều user khác nhau, tùy tiêu chí bạn chọn.
  • Có thể dùng Smart Heatmap để khám phá những vị trí nào trên trang được chú ý nhiều nhất để đặt CTA hợp lí cũng như xem hiệu quả của các nút CTA sau một thời gian.

4. Nuôi dưỡng lead đi qua workflow

  • Tình chỉ đẹp khi còn dang dở. Lead chỉ ngon nếu bỏ công nuôi.
  • Có lead không có nghĩa là ra sales, nên phải chăm sóc họ để họ đi sâu xuống phễu bán hàng.
  • Mục tiêu của bạn là đưa lead đi qua phễu bán hàng, tới vị trí mà họ sẵn sàng mua. Email tự động có thể giúp rất nhiều cho quá trình này.
  • Theo nghiên cứu từ Forrester Research, những công ty biết nuôi lead thấy có hơn 50% “lead sắp chốt” hơn những công ty không chăm ở mức chi phí thấp hơn 33%.

5. Form

  • Form dùng để lấy thông tin khách hàng. Form chứa các chi tiết và thông tin cần thiết về người đăng ký như tên, giới, doanh nghiệp, email, điện thoại,…
  • Form nên đặt ở các trang nhiều traffic. Để biết trang nào nhiều traffic nhất, bạn xem trong Google Analytics.
  • Đặt ở vị trí nào cho phù hợp thì có thể cân nhắc dùng tới Smart Heatmap, vì có thể cho biết những khu vực được nào được nhìn thấy nhiều nhất trên trang web. Một thay đổi nhỏ về vị trí cũng có thể mang lại kết quả rất khác biệt.

6. Testimonial về dự án / công việc từng làm

  • Với nhiều lựa chọn có sẵn, chúng ta sẽ muốn nhận về giá trị nhiều nhất từ số tiền của mình và vì vậy thường tìm các đánh giá hoặc testimonial để giúp đưa ra quyết định mua hàng.
  • Theo TrustPilot, 92% người tiêu dùng nói rằng quyết định mua bị ảnh hưởng bởi các đánh giá online.
  • 72% người tiêu dùng sẽ mua sau khi đọc đánh giá tích cực.
  • 88% người tiêu dùng tin tưởng các đánh giá như lời khuyên họ nhận từ bạn bè mình.
  • Ngoài ra, website còn là chỗ để khoe sản phẩm/dịch vụ, vậy nên bạn hãy chia sẻ các thông tin về dự án hoặc thành quả từng làm / đạt được.

7. Pop-ups

  • Mẫu chốt đối với popup là không dùng chúng quá sớm khi vào trang hoặc dùng trên mọi trang.
  • Một popup to chình ình ngay khi vào trang không phải là điều ai cũng thích thú.
  • Một vài popup rất hữu ích nếu chúng tạo trao đổi với khách hàng, và thu hút sự chú ý của họ ngay lập tức. Có thể thử qua Smart Promotion với 14 loại popup giúp kích thích tâm lý khách hàng khi truy cập vào web.

8. Test để tăng Lead

  • Đây không phải tính năng thực sự nhưng cũng là bước quan trọng với bất kỳ website nào.
  • A/B testing (quá trình so sánh 2 phiên bản để tìm phiên bản hiệu quả hơn) là phương pháp rất hiệu quả thường được dùng để tăng CTR.
  • Thử test các tính năng đơn giản kể trên như CTA, bố cục trang web, hình ảnh và các loại nội dung khác.
  • Để điều chỉnh hợp lý, cân nhắc phân tích bằng Smart Heatmap qua phân tích hành vi của khách hàng thay vì nhận định chủ quan.

Hãy lên kế hoạch và testing để tăng lead cho website nhé.

Sơ đồ kế hoạch Marketing Online

Bước 1 : Sơ đồ về Nghiên cứu thị trường
Bước 2 : Sơ đồ về Big Idea và Concept
Bước 3 : Sơ đồ về Media Planning

Bước 1 : Nghiên cứu thị trường : Khách hàng, Đối thủ, Sản phẩm, Thị trường phân phối, SWOT

Bước 2 : Nghiên cứu Key Message và Key Visual từ đó ra các Ý tưởng truyền thông

Bước 3 : Phân kênh Digital – Media Planning – Đo lường hiệu quả chiến dịch

Cần làm Digital Marketing liên hệ ngay Văn Digital nhé!