CDP là gì? 4 hệ thống CDP tại Việt Nam

CDP là gì?

CDP (là viết tắt của Customer data platform) là nền tảng dữ liệu khách hàng là một tập hợp phần mềm tạo ra một cơ sở dữ liệu khách hàng thống nhất, bền vững mà các hệ thống khác có thể truy cập được. Dữ liệu được lấy từ nhiều nguồn, được làm sạch và kết hợp để tạo ra một hồ sơ khách hàng duy nhất.

cdp-tai-viet-nam

4 hệ thống CDP tại Việt Nam

Hiện tại Văn đã có cơ hội trải nghiệm làm việc với các đơn vị CDP tại thị trường Việt Nam.

  1. Pango CDP

    ByteTech được thành lập từ năm 2016 với mục tiêu mang đến các giải pháp công nghệ tiên tiến và chuyên sâu trong lĩnh vực quản lý và sử dụng hiệu quả dữ liệu khách hàng, giúp doanh nghiệp tăng doanh thu và phát triển bền vững dựa trên định hướng dữ liệu.

    ByteTech là chủ sở hữu và phát triển giải pháp nền tảng dữ liệu khách hàng PangoCDP.

    Website: https://bytetech.io/

  2. Mobio CDP

    Mobio là một nền tảng tất cả trong một dành cho nhóm Tiếp thị, Bán hàng và Dịch vụ với CDP là trung tâm.
    Sản phẩm của Mobio được thiết kế để giải quyết những thách thức kinh doanh hàng ngày và tạo ra giá trị đích thực cho khách hàng.Link website: https://mobio.io/

  3. Cnvloyalty

    CNV Loyalty là một sản phẩm của CNV với ứng dụng chính Loyalty App – ứng dụng chăm sóc khách hàng thời đại 4.0. Mục đích chính của Loyalty App là mở rộng tệp khách hàng trung thành cho doanh nghiệp thông qua những trải nghiệm đáng giá về dịch vụ khách hàng.

    Website: https://cnvloyalty.com/

  4. Antsomi CDP 365

    Có trụ sở tại Đông Nam Á, Antsomi là một công ty công nghệ tiếp thị dựa trên AI với sứ mệnh chuyển đổi các doanh nghiệp thành các công ty dựa trên dữ liệu trên toàn cầu.

    Chúng tôi đã xây dựng Antsomi CDP 365, một nền tảng dữ liệu khách hàng với tính năng tự động hóa tiếp thị, để giúp bạn những việc sau:

    – Để thống nhất dữ liệu khách hàng của bạn – có thể là trực tuyến hoặc ngoại tuyến.
    – Để xây dựng cái nhìn khách hàng 360 độ.
    – Để cung cấp cá nhân hóa trên quy mô lớn và cung cấp trải nghiệm khách hàng đa kênh.

    Website: https://www.antsomi.com/

Ứng dụng CDP trong kế hoạch Marketing như thế nào?

Xác định nguồn tăng trưởng cho thương hiệu của bạn.

Khách hàng mới (New User):

  1. Khách hàng chưa gia nhập thị trường bao giờ (Non-category User): Cần làm Research để hiểu lí do vì sao họ không gia nhập, có thể là thị trường phi thiết yếu không cần thiết, nên không có nhu cầu (máy xông tinh dầu); hoặc không dễ tìm thấy cửa hàng bán / kênh phân phối; hoặc đơn thuần là vì giá cao mà có thể tìm được giải pháp thay thế ít tốn kém hơn (máy rửa bát dĩa). Cần phải phân tích các yếu tố này, rồi mới thiết kế chiến lược để tháo gỡ những rào cản tâm lý & vật lý.
  2. Khách hàng đang dùng Brand đối thủ (Competitor User): Cần làm Research toàn diện để hiểu lí do vì sao họ sử dụng, hay gắn bó trung thành với Brand đối thủ (phân tích chuỗi giá trị: sản phẩm, giá, các CTKM, trải nghiệm khách hàng, dịch vụ, kênh phân phối, hoạt động Sales & Marketing, v.v…). Hiểu cả thế mạnh & điểm yếu của đối thủ, rồi mới thiết kế chiến lược để tấn công nhằm lôi kéo khách hàng.
  3. Khách hàng đã vào thị trường nhưng sau đó rời bỏ (Lapser): Có thể là sau khi đã sử dụng xong sản phẩm hoặc dịch vụ thì nhu cầu đã được thỏa mãn, cảm thấy ko cần thiết để tiếp tục duy trì (phẫu thuật, sơn nhà cửa, thuốc trị giun); hoặc sử dụng mà sau đó cảm thấy giá trị ko như kỳ vọng. Cần hiểu hết các lí do, phân tích cơ hội, khả năng lôi kéo họ quay lại có được hay ko, rồi mới thiết kế chiến lược để lôi kéo.

Khách hàng hiện tại (Current User):

  1. Khách hàng hiện tại của Brand (Current User): Tiếp tục phân khúc theo các tiêu chí như giá trị trung bình đơn hàng (AOV); hay lượng tiêu thụ sản phẩm ít – trung bình – nhiều; hay theo danh mục sản phẩm, v.v..rồi thiết kế cả chiến lược lẫn các hoạt động ngắn hạn (như promotion) để tác động họ mua nhiều sản phẩm hơn, tăng giá trị bill, hoặc quay lại mua sớm hơn.

Tuỳ theo nhu cầu của công ty của bạn thì hãy lựa chọn đơn vị để phù hợp nhất với công ty của bạn nhé. Chúc các bạn có thể triển khai CPD thành công phục vụ tốt được cho kinh doanh của bạn.