Google Analytics 4: cách sử dụng từ A đến Z

Google Analytics 4: cách sử dụng từ A đến Z 1

Google Analytics 4 là gì?

Google Analytics 4 là giải pháp đo lường (truy cập, chuyển đổi cuộc gọi, điền form hay đặt hàng trên website v.v…) của Google.
google-analytics-4

Google Analytics 4 dành cho ai?

Bất cứ ai trong quan tâm Marketing nói chung và SEO nói riêng thì nên biết sử dụng Google Analytics là một công cụ vô cùng quan trọng không thể thiếu.

Hướng dẫn sử dụng Google Analytics 4 từ A – Z:

Có 2 cách cài đặt Google Analytic 4 (Viết tắt: GA4):

  • Cài đặt trực tiếp
  • Cài đặt GA4 thông qua Google Tag Manager (khuyến khích các bạn nên sử dụng cách này)

Hướng dẫn cách cài đặt Google Analytics 4 thông qua Google Tag Manager:

Để đơn giản bạn xem qua Video dưới đây của Văn cho dễ hiểu.

1. Google Analytics 4 Căn Bản:

Nếu bạn làm Marketing đơn giản thì có thể không cần quan tâm đến UTM tracking nhưng nếu bạn làm nhiều và chuyên nghiệp chắc chắn phải nắm rõ về UTM Tracking.

Campaign Tracking: Chúng ta có thể đo lường chiến dịch trong GA thông qua các chỉ số Traffic Source (Google, Facebook, Email v.v…) để đo lường được các nguồn traffic khác nhau bạn cần sử dụng UTM Tracking chuẩn để đo lường hiệu quả.

Tham khảo thêm bài: UTM Tracking là gì? Hướng dẫn tạo UTM Tracking chuẩn

Google Analytics 4: cách sử dụng từ A đến Z 2

2. Giới thiệu về Giao diện Người dùng và Báo cáo GA4

Bạn có thể xem các thông số như: Số lượng người dùng, người dùng mới, thời gian trung bình người dùng tương tác với website, tổng doanh thu v.v…

google-analytics-4-2

3. Lọc và phân đoạn dữ liệu

4. Báo cáo về vòng đời sản phẩm (Product Life Circle)

5. Báo cáo nhân khẩu học và sở thích của người dùng

6. Giới thiệu Analysis Hub

7. Cách thiết lập mục tiêu và đo lường nâng cao

google-analytics-4-3

Ngoài những mục tiêu đo lường mặc định đã được cài đặt bạn chỉ cần mở lên để sử dụng như:

  • click
  • First_visit
  • page_view, scroll
  • session_start
  • view_search_results)

Bạn có thể cài đặt thêm đo lường nâng cao: cuộc gọi, điền form, download tài liệu, đặt hàng, chat Zalo, chat Facebook v.v… phụ thuộc vào nhu cầu đo lường cụ thể ở mục events.

Và nhớ follow Văn Digital để cập nhật thêm nhiều kiến thức hay về Digital Marketing hữu ích khác.

Google Search Console: cách sử dụng từ A – Z

Google Search Console: cách sử dụng từ A - Z 3

Google Search Console là gì?

Google Search Console (trước đây có tên gọi là google webmaster tool) là công cụ nhằm hỗ trợ cho việc quản trị trang web hiệu quả hơn được xây dựng và được phát triển bởi Google.

huong-dan-su-dung-google-search-console

 

Cài đặt Google Search Console như thế nào?

huong-dan-su-dung-google-search-console-2
  • Bấm Start now và đăng nhập tài khoản gmail của bạn.
  • Sau khi đăng nhập xong sẽ có 2 lựa chọn sau:
Google Search Console: cách sử dụng từ A - Z 4
  • Ở đây có 2 loại: Miền và Tiền tố URL
    • Miền sẽ bao gồm tất cả URL trên tên miền phụ, www, hoặc không có www, https, http. Và bắt buộc phải xác minh bằng DNS.
    • Tiền tố URL đây vẫn là hình thức cũ, địa chỉ URL phải chính xác, và có nhiều phương thức xác minh.

Hướng dẫn cài Google Search Console:

Hướng dẫn sử dụng Google search console:

Văn hay sử dụng Google Search Console với các tính năng như:

  • Kiểm tra trang web có được đánh chỉ mục trong Google chưa? Nếu không người dùng sẽ không tiếp cận được qua tìm kiếm.
  • Tạo và cập nhật sitemap cho website giúp trang đánh chỉ mục trang tốt hơn.
  • Quản lý backlink từ các site khác liên kết đến website của mình.
  • Và quan trọng nhất là theo dõi lượt truy cập website từ SEO và truy cập từ những cụm từ tìm kiếm truy cập website để tiến hành việc tối ưu hóa để tăng thứ hạng cho từ khoá => đem đến nhiều traffic nhất có thể cho website của mình.
su-dung-google-search-console
Hình ảnh tổng lượt tìm kiếm theo báo cáo từ Google Search Console

Cách đọc chỉ số Google Search Console về tổng quan website:

Trong khoản thời gian 1.10 đến 31.12.2021:

  • 1950 nhấp chuột (Click) từ kết quả tìm kiếm từ nhiên (SEO) truy cập website Vandigital.com.vn
  • Hiển thị (Impressions) 74.5k.
  • Tỉ lệ CTR (Số lượt nhấp ÷ Số lượt hiển thị = CTR) là 2.6%
  • Vị trí trung bình (Position) của các từ khóa là 20.4
Google Search Console: cách sử dụng từ A - Z 5
Hình ảnh về các từ khóa đem đến lượt truy câp vào website Văn Digital

Cách đọc chỉ số Google Search Console truy vấn tìm kiếm:

Trong khoản thời gian 1.10 đến 31.12.2021:

Truy vấn “UTM tracking là gì” nhận được 67 click với số lần hiển thị (impressions) 178 lần đứng ở vị trí trung bình (Position) 1,5 trên công cụ tìm kiếm của google và có CTR (số lượt nhấp ÷ số lượt hiển thị = CTR) là 37,5%.

Văn Digital với kinh nghiệm hơn 8 năm làm marketing trên Internet có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp của bạn cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng mới của bạn gọi 0965.77.30.30 để được tư vấn trực tiếp miễn phí.

Theo dõi thêm Văn Digital để cập nhật thêm nhiều kiến thức hay về Digital Marketing hữu ích khác.

Hướng dẫn cách cài đặt Google Tag Manager cho website

Hướng dẫn cách cài đặt Google Tag Manager cho website 6

Cài đặt Google Tag Manager giúp cho bạn hạn chế phải cài đặt pixels riêng lẻ và tracking code trên trang web của bạn (để đo lường page view, event chuyển đổi chẳng hạn) trở nên nhanh chóng hơn.

Cài đặt chuyển đổi cuộc gọi bằng Google Tag Manager:

Bước 1: Bạn cần 1 tài khoản Gmail (Nếu chưa có tự đăng ký) và truy cập https://tagmanager.google.com/ và bấm tạo tài khoản

cai-dat-google-tag-manager

Bước 2: Nhập Tên tài khoản, Quốc gia

cai-dat-google-tag-manager

Tên vùng chứa: Ví dụ là website của bạn và chọn nền tảng nhắm mục tiêu ở đây Văn chọn “Web” sau khi nhập xong chọn Tạo

cai-dat-google-tag-manager

Bước 3: Copy 2 đoạn mã gắn vào thẻ Head và Body như yêu cầu sau đó chọn ok là xong.

cai-dat-google-tag-manager

Giao diện Google Tag Manager khi tạo xong.

Hướng dẫn cách cài đặt Google Tag Manager cho website 7

Bước 4: Kiểm tra Google Tag Manager đã cài đặt thành công chưa.

Muốn biết website của bạn đã nhận mã GTM thành công hay chưa, bạn có thể cài Google Tag Assistant cho trình duyệt Chrome để kiểm tra.

kiem-tra-cai-dat-google-tag-manager

Ở đây Văn đã cài đặt thành công.

Video hướng dẫn cài đặt Google Tag Manager cho website

Hướng dẫn cài đặt Google Analytics 4 cho website

Hướng dẫn cài đặt Google Analytics 4 cho website 8

Trong bài viết này Văn Digital sẽ hướng dẫn cách cài đặt Google Analytics 4 cho website và kết nối với Google Tag Manager.

Cách cài đặt Google Analytics 4 cho website:

Bước 1: Bạn truy cập vào phần quản trị (Admin) trong tài khoản Google Analytics. Nhấn tạo mới thuộc tính.

huong-dan-cai-dat-google-analytics-4

Bước 2: Tạo (Tên thuộc tính, Múi giờ báo cáo và Đơn vị tiền tệ) sau đó nhấn tiếp theo

huong-dan-cai-dat-google-analytics-4

Bước 3. Chọn Quy mô doanh nghiệp và mục tiêu sử dụng sau đó chọn “tạo” để đi tiếp

Tuỳ theo quy mô của doanh nghiệp của bạn và mục tiêu để đánh dấu.

huong-dan-cai-dat-google-analytics-4

Bước 4. Chọn loại thu thập dữ liệu trong Google Analytics 4 là “web” nếu bạn làm cho web.

huong-dan-cai-dat-google-analytics-4

Bước 5: Cài đặt thông tin thu thập dữ liệu cho website của bạn, sau đó nhấn “Tạo luồng” để tiếp tục cài đặt.

huong-dan-cai-dat-google-analytics-4

Tới bước này thì chúng ta đã hoàn thành cài đặt thuộc tính (Property) trong tài khoản Google Analytics 4. Bước tiếp theo chúng ta cùng cài đặt nó lên website thông qua Google Tag Manager.

Cấu hình Google Analytics 4 kết nối Google Tag Manager

Bước 1: Bạn truy cập vào Google Tag Manager hiện tại (nếu chưa có bạn có thể tạo mới) sau đó chọn thêm thẻ mới trong GTM (Google Tag Manager)

Hướng dẫn cài đặt Google Analytics 4 cho website 9Bước 2: Chọn cấu hình thẻ:

Hướng dẫn cài đặt Google Analytics 4 cho website 10

Bước 3. Chọn loại thẻ “Google Analytics: Cấu hình GA4”

Hướng dẫn cài đặt Google Analytics 4 cho website 11

Bước 4: Nhập Mã đo lường:

  • Bạn quay lại tài khoản Google Analytics ở phần tạo thuộc tính để lấy Mã đo lường. ở phần Admin => Luồng dữ liệu.
 
Hướng dẫn cài đặt Google Analytics 4 cho website 12

Mã Thuộc Tính ở Google Analytics 4 nhé các bạn

  • Lấy Thông Tin Mã Thuộc Tính điền vào phần Mã Đo Lường

Hướng dẫn cài đặt Google Analytics 4 cho website 13

  • Chọn loại trigger: All pages

Hướng dẫn cài đặt Google Analytics 4 cho website 14

  • Lưu lại

Lưu ý quan trọng: Phải chọn “Submit” để thẻ bắt đầu hoạt động

Bước 5: Kiểm tra giao diện Ga4 khi cài đặt thành công.

Hướng dẫn cài đặt Google Analytics 4 cho website 15

Video Hướng dẫn cài đặt Google Analytics 4 cho website kết nối với Google Tag Manager

Chúc các bạn cài đặt thành công.

UTM Tracking là gì? Hướng dẫn tạo UTM Tracking chuẩn

UTM Tracking là gì? Hướng dẫn tạo UTM Tracking chuẩn 16

UTM Tracking là gì?

UTM là viết tắt của Urchin Tracking Module, đây  một đoạn mã mà bạn thêm vào đường dẫn URL để bổ xung thông tin cho URL ấy. UTM Tracking sẽ giúp các bạn có thể kiểm tra traffic hay chuyển đổi đến từ chiến dịch hay nội dung marketing nào trên Google Analytics.

utm-code-tracking-la-gi

Cấu trúc chuẩn của Utm Code Tracking:

Để tìm hiểu thêm, bạn hãy xem các liên kết trong 5 phần tài nguyên liên quan bên dưới. Dưới đây giải thích chi tiết và ví dụ về từng thông số chiến dịch để bạn có thể tham khảo.

* Campaign Source = Nguồn truy cập vào website (utm_source)

Sử dụng utm_source để xác định công cụ tìm kiếm, tên bản tin hoặc nguồn (google, facebook) khác.

Ví dụ: utm_source = google

  • google = Từ Google
  • facebook = Từ Facebook
  • youtube = Từ Youtube
  • <tên website> = Từ một website nhất định nào đó. Ví dụ: vnexpress = Từ Vnexpress.net
  • email = Từ Email (newsletter)
  • adnet_tên networks = Từ Ad Networks (vd: MicroAd, criteo…)
  • affiliate_tên nguồn cộng tác = Tên nguồn cộng tác (vd: Coccoc..)

* Campaign Medium = Phương thức truy cập (utm_medium)

Cần thiết.

Sử dụng utm_medium để xác định phương tiện như email hoặc giá mỗi nhấp chuột (cpc).

Ví dụ: utm_medium = display

  • display = Display banners
  • article = PR Articles
  • cpa = Hình thức mua quảng cáo – trả tiền khi người dùng thực hiện hành vi chuyển đổi quảng cáo (Google adwords, Facebook Ad…)
  • cpc = Hình thức mua quảng cáo – trả tiền khi người dùng click vào quảng cáo (Google adwords, Facebook Ad…)
  • cpe = Hình thức mua quảng cáo – trả tiền khi người dùng tương tác với quảng cáo (Facebook Ad…)
  • sms = Truy cập link trong tin nhắn quảng cáo
  • email = Truy cập link qua email
  • fb_fan = Facebook Fanpage / Community
  • ZaloUID = truy cập link từ tin truyền thông của Zalo

* Campaign name = Tên Brand (utm_campaign)

Cần thiết.

Được sử dụng để phân tích từ khóa. Sử dụng utm_campaign để xác định chiến dịch chiến lược hoặc quảng cáo sản phẩm cụ thể.

Ví dụ:

  • utm_campaign = spring_sale
  • utm_campaign = Growplus+
  • utm_campaign = NNRIS
  • utm_campaign = Varna
  • utm_campaign = NuviGrow

Campaign Term (utm_term)

Được sử dụng cho tìm kiếm có trả tiền. Sử dụng utm_term để ghi lại các từ khóa cho quảng cáo này.

Ví dụ:

  • utm_term = running
  • utm_term = shoes

Campaign Content (utm_content)

Được sử dụng để thử nghiệm A / B và quảng cáo nhắm mục tiêu theo nội dung. Sử dụng utm_content để phân biệt loại nội dung quảng cáo hoặc liên kết trỏ đến cùng một URL.

Ví dụ:

  • utm_content = logolink
  • utm_content = textlink

* Lưu ý:

  • Nhưng UTM có dấu * là bắt buộc phải có
  • Đối với link website => trước đoạn UTM là dấu “?”

Cách tạo nhanh UTM Tracking vào quản lý Marketing hiệu quả

Ngoài cách tự tạo bằng File cá nhân theo cấu trúc chuẩn, bạn có thể tạo nhanh UTM Tracking thông qua trình tạo Campaign URL Builder miễn phí của Google để đảm bảo tạo UTM đúng chuẩn.

Link tạo: https://ga-dev-tools.appspot.com/campaign-url-builder/

UTM Tracking là gì? Hướng dẫn tạo UTM Tracking chuẩn 17

Lưu ý: Các nội dung có đánh dấu  (*) là bắt buộc phải có khi tạo utm tracking.

Kiểm tra UTM trong Google Analytics 4 như thế nào?

Hiện nay phần lớn đã cập nhật GA4, Bạn có thể tìm UTM campaign ở 3 nơi Acquisition: OverviewUser acquisition, and Traffic acquisition.

 

UTM Tracking là gì? Hướng dẫn tạo UTM Tracking chuẩn 18

Báo cáo Acquisition overview:

Nhấn vào Acquisition overview.

Bạn sẽ tìm thấy dữ liệu chiến dịch của mình trong session medium and campaign.

UTM Tracking là gì? Hướng dẫn tạo UTM Tracking chuẩn 19

Báo cáo User acquisition

Nhấn vào User acquisition. Nhấp vào menu thả xuống phía trên cột báo cáo đầu tiên. Chọn First user campaign.

UTM Tracking là gì? Hướng dẫn tạo UTM Tracking chuẩn 20

Báo cáo Traffic acquisition 

Nhấn vào Traffic acquisition. Nhấp vào menu thả xuống phía trên cột báo cáo đầu tiên. Chọn Session campaign.

UTM Tracking là gì? Hướng dẫn tạo UTM Tracking chuẩn 21

DebugView

Trong báo cáo DebugView , bạn xem từng thông số UTM của chiến dịch cho sự kiện page_view trong thời gian thực.

Sao chép một trong các URL chiến dịch của bạn với các thông số UTM và dán vào cửa sổ trình duyệt ẩn danh / riêng tư trong khi không đăng nhập với tư cách Quản trị viên hoặc Người chỉnh sửa.

Trong một cửa sổ hoặc tab riêng biệt có thuộc tính GA4 của bạn đang mở, hãy nhấp vào Configure » DebugView .

Nhấp vào sự kiện page_view trong dòng thời gian dọc khi nó xuất hiện.

Xem sự kiện page_view Các thông số ở bên phải dòng thời gian. Mở rộng các thông số chiến dịch, nội dung, phương tiện và nguồn để xem từng giá trị thông số UTM.

UTM Tracking là gì? Hướng dẫn tạo UTM Tracking chuẩn 22

Bây giờ bạn biết nơi tìm dữ liệu mã theo dõi UTM của mình.

Tất nhiên, bạn sẽ muốn ẩn lớp đó hoặc xóa hoàn toàn lớp đó trước khi xuất file nhé và nhớ follow Văn Digital để cập nhật thêm nhiều kiến thức hay về Digital Marketing khác.

Google Tag Assistant là gì? và Hướng dẫn sử dụng Google Tag Assistant

Google Tag Assistant là gì? và Hướng dẫn sử dụng Google Tag Assistant 23

Google Tag Assistant là gì?

Google Tag Assistant là một tiện ích mở rộng ( hay được gọi là extension) được phát triển bởi Google sử dụng trên trình duyệt Chrome. Tính năng chính của Google Tag Assistant là để kiểm tra, khắc phục sự cố trong quá trình cài đặt các thẻ Google khác nhau như Google Tag Manager, Google Analytics 4 v.v…cũng như nhiều loại thẻ khác được tạo thông qua Google Tag Manager.

Google Tag Assistant là gì? và Hướng dẫn sử dụng Google Tag Assistant 24

Hướng dẫn cài đặt và sử dụng Google Tag Assistant:

Bạn có thể xem Video hướng dẫn và tải xuống plugin miễn phí:  tại đây

Chúc các bạn cài đặt thành công.

Hướng dẫn cài đặt theo dõi chuyển đổi Google Ads

Hướng dẫn cài đặt theo dõi chuyển đổi Google Ads 25

Chuẩn bị cho website cài đặt chuyển đổi cần cài đặt xong Google Tag Manager, Cài đặt Google Analytic 4 và kết nối thành công với Google Tag Manager và công cụ Google Tag Assistant để kiểm tra sau khi cài đặt.

Có 5 Loại Chuyển Đổi Hay Gặp Trong Website như sau:

  1. Cuộc Gọi
  2. Click vào Chat Zalo
  3. Click vào Chat FB
  4. Chuyển đổi điền Form
  5. Chuyển đổi mua hàng

Hướng dẫn cài đặt theo dõi chuyển đổi Google Ads 26

Hướng dẫn cài đặt theo dõi chuyển đổi Google ads

1. Cài đặt chuyển đổi cuộc gọi:

a. Cài Đặt Trong Google Ads

Với 3 bước bạn đã cài đặt chuyển đổi cuộc gọi thành công trên Google Ads và ở thông tin ID và Mã chuyển đổi cần có để kết nối với Google Tag Manager

Bước 1: vào Google Ads > Công cụ và cài đặt > Lượt Chuyển Đổi

Hướng dẫn cài đặt theo dõi chuyển đổi Google Ads 27

Bước 2: Thêm Hành động chuyển đổi mới

Hướng dẫn cài đặt theo dõi chuyển đổi Google Ads 28

Bước 3: Cài đặt các thông số cần chuyển đổi:

Hướng dẫn cài đặt theo dõi chuyển đổi Google Ads 29

 

Bước 4: Lấy thông tin ID chuyển đổi và Nhãn chuyển đổi để kết nối với GTM:

Hướng dẫn cài đặt theo dõi chuyển đổi Google Ads 30

b. Cài đặt trong Google Tag Manager

Ở bước GTM bạn cần cài đặt 3 thẻ:

  1. Trình liên kết chuyển đổi: Để thông báo với GG Ads có chuyển đổi từ quảng cáo trên site.
  2. Call Đáo hạn 247: Thẻ này theo dõi chuyển đổi gọi trên website
  3. Cấu Hình Ga4: Liên kết GA4 với Google Tag Manager

Hướng dẫn cài đặt theo dõi chuyển đổi Google Ads 31

Chọn cấu hình thẻ -> Nhấp chuột (Tất cả các yếu tố) -> Click URL chứa : Tel:Sđt -> Submit Thẻ

Lưu ý: ID chuyển đổi và nhãn chuyển đổi là thông tin copy từ Google Ads như Văn có nhắc ở trên

Hướng dẫn cài đặt theo dõi chuyển đổi Google Ads 32

c. Tracking cài đặt hoàn thành với Google Tag Assistant

Bước 1: chọn mục xem trước ở Google Tag Manager:

Hướng dẫn cài đặt theo dõi chuyển đổi Google Ads 33

Bước 2:  Nhập website cần kiểm tra hành động và qua website thực hiện hành động cần kiểm tra trên site

Hướng dẫn cài đặt theo dõi chuyển đổi Google Ads 34

Bước 3: Kiểm tra nếu hành động hiển thị ở mục Tags Fires thì xem như đã cài đặt thành công. Nếu hành động nằm ở mục Tags not Fired thì bạn cần kiểm tra lại thông tin.

Hướng dẫn cài đặt theo dõi chuyển đổi Google Ads 35

Cài đặt tracking chat Zalo:

a. Cài Đặt Trong Google Ads:

Bước đầu tiên vào Google Ads -> Lượt Chuyển Đổi -> Cuộc Gọi Điện Thoại  -> Chọn danh mục là khách hàng tiềm năng

b. Cài đặt trong Google Tag Manager

Chọn cấu hình thẻ -> Nhấp chuột (Tất cả các yếu tố) -> Click URL chứa : Link Icon Zalo -> Submit Thẻ

c. Tracking cài đặt hoàn thành với Google Tag Assistant

Cài đặt tracking chat Facebook:

a. Cài Đặt Trong Google Ads

Bước đầu tiên vào Google Ads -> Lượt Chuyển Đổi -> Hình Thức Chuyển Đổi Trang Web -> Sử dụng trình quản lý Google Tag Manager

b. Cài đặt trong Google Tag Manager.

Chọn cấu hình thẻ -> Theo dõi chuyển đổi trên Google Ads (dùng ID chuyển đổi và nhãn chuyển đổi trong Google Ads)

Chọn cấu hình thẻ -> Nhấp chuột (Tất cả các yếu tố) -> Click URL chứa : Link Icon Facebook -> Submit Thẻ

c. Tracking cài đặt hoàn thành với Google Tag Assistant

Cài đặt tracking nút mua hàng:

a. Cài Đặt Trong Google Ads

Bước đầu tiên vào Google Ads -> Lượt Chuyển Đổi -> Hình Thức Chuyển Đổi Trang Web -> Sử dụng trình quản lý Google Tag Manager

b. Cài đặt trong Google Tag Manager.

Chọn cấu hình thẻ -> Theo dõi chuyển đổi trên Google Ads (dùng ID chuyển đổi và nhãn chuyển đổi trong Google Ads)

Trình kích hoạt -> Cửa sổ được tải -> Page Path (Có trang hoàn thành) chứa link trang hoàn thành.

c. Tracking cài đặt hoàn thành với Google Tag Assistant

Cài đặt tracking Form Liên Hệ (Báo Giá, Gọi Lại):

a. Cài Đặt Trong Google Ads:

Bước đầu tiên vào Google Ads -> Lượt Chuyển Đổi -> Cuộc Gọi Điện Thoại  -> Chọn danh mục là khách hàng tiềm năng

b. Cài đặt trong Google Tag Manager

Chọn cấu hình thẻ -> Nhấp chuột (Tất cả các yếu tố) -> Form Class chứa Class -> Submit Thẻ

c. Tracking cài đặt hoàn thành với Google Tag Assistant

Kết Nối Google Tag Manager với Google Analytic

Bước 1: Lấy mã tracking tại Google Analytics. Phần Admin -> Property -> Tracking Info -> Tracking Code

Như ví dụ dưới, ta được mã là: UA-138975843-1

Bước 2: Tại GTM, chọn menu Variables, rồi click button New để tạo biến mới

Bước 3: Tại màn hình mới, click vào hình tròn để chọn kiểu biến. Vì để lưu mã tracking GA nên ta sẽ chọn kiểu là Google Analytics Settings

Bước 4: Đặt tên biến là GAID, điền giá trị mà đã copy ở bước 1 vào mục Tracking ID, sau đó click button Save để lưu lại

Bước 5: Chọn menu Tags, click button New để tạo thẻ tag mới

Bước 6: Chọn kiểu tag là Google Analytics – Universal Analytics

Bước 7: Chọn trigger cho tag là All Pages (là trigger có sẵn trên hệ thống)

Bước 8: Đặt tên cho thẻ là GA – PageView – All Pages, rồi chọn biến GAID mà chúng ta đã tạo ở bước 4 để gán mã tracking tương ứng. Click button Save để hoàn tất.

Như vậy chúng ta hoàn tất phần thiết lập cơ bản, cài đặt mã tracking Google Analytics.

Thiết lập mục tiêu tại Google Analytics

Với thiết lập tại GTM, mỗi khi có cuộc gọi điện hoặc đơn hàng tại website, Google Analytics sẽ nhận được sự kiện tương ứng.

Tuy nhiên, ngoài 2 sự kiện này, Google Analytics có thể nhận rất nhiều sự kiện khác nữa. Do vậy chúng ta cần thiết lập để cho GA hiểu rằng 2 sự kiện này là đặc biệt, thông qua việc thiết lập mục tiêu (chính là chuyển đổi mà ta quan tâm).

Trình tự thiết lập mục tiêu tại GA như sau:

Bước 1: Tại trang Admin của Google Analytics, chọn Goals (mục tiêu).

Bước 2: Tại màn hình danh sách mục tiêu, chọn NEW GOAL

Bước 3: Thiết lập mục tiêu gọi điện

Chọn thiết lập mục tiêu là kiểu Custom, click button Continue để tiếp tục

Đặt tên mục tiêu thứ nhất là Call (gọi điện), kiểu mục tiêu là Event (sự kiện). Click button Continue để tiếp tục

Chọn điều kiện của sự kiện, Category tương ứng với Call. Click Save để hoàn thành.

Lưu ý: Thông tin này cần phải khớp với thiết lập tại thẻ tag GA – Event – Call tại GTM.

Bước 4: Thiết lập mục tiêu mua hàng qua website

Thực hiện tương tự như bước trên.

  • Tên mục tiêu: Purchased
  • Thiết lập: Custom
  • Loại mục tiêu: EventCategory tương ứng Purchased

Click Save để hoàn thành.

Bước 5: Xác nhận tại màn hình Google Analytics

Như hình dưới, phần Conversions (chuyển đổi) đã có hai mục tiêu được thiết lập: Call và Purchased.

Làm sao tracking chuyển đổi ở các channel (SEM, FB, Youtube, GDN, v.v…) khác nhau?

Hãy cài đặt utm cho các kênh khi chạy quảng cáo.

Xem Report của các kênh chuyển đổi ở đâu?

Vào AnalyticsAnalytics => Acquisition => All Traffic => Source/Medium

8 Cách Tăng Lead hiệu quả cho Website

8 Cách Tăng Lead hiệu quả cho Website 36

[kkstarratings]

Marketer luôn tìm kiếm cách mới để tạo ra lead và tối ưu website để tạo lead là một trong những cách tốt nhất để chuyển traffic vào website thành khách hàng của mình.

8 Cách Tăng Lead hiệu quả cho Website 37

Ngoài việc cần thêm nút CTA (Call to Action) vào thì sẽ tạo được lead ra thì bạn còn có 8 thứ này để cải thiện lead cho website:

1. Live chat & chat bot

  • Dùng để chat với bất cứ ai vào trang, nhờ vậy có thể tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ và bán hàng được.
  • Trang nào cũng có live chat thì phiền hà, nên có thể chỉ cần đặt ở trang chủ và trang sản phẩm, dịch vụ
  • Trang chủ thì bật live chat chào mừng khách hàng, còn trang sản phẩm/dịch vụ thì cung cấp tư vấn, hỗ trợ liên quan.

2. Nội dung download

  • Cho download hướng dẫn, blog, ebook là cách hay để lấy data khách hàng, cũng như tạo tương tác trực tiếp giữa khách với website.
  • Xuất phát điểm cho quá trình bán hàng, vì content được download về đồng nghĩa KH có thể hiện sự quan tâm tới sản phẩm/dịch vụ của bạn.
  • Lưu data vào CRM để tạo workflow gửi nội dung hữu ích tới khách hàng.
  • Nội dung download phải hữu ích (có giá trị) với khách hàng.

8 Cách Tăng Lead hiệu quả cho Website 38

3. Smart CTA

  • CTA nên nổi bật, độc đáo và phù hợp với từng nội dung khác biệt trên website (blog, hướng dẫn).
  • Vai trò của CTA không chỉ là cái nút nhiều màu và một dòng mệnh lệnh, có thể thêm dòng phụ để bên dưới để tăng hiệu quả.
  • Có 2 loại CTA: chính yếu và thứ yếu. Chính yếu kiểu như Buy Now, Apply Now… vì bạn muốn khách hàng hành động. Còn thứ yếu là Learn More, Keep Reading… những cái này để cung cấp thông tin về 1 chủ đề nào đó.
  • Smart CTA thì làm tốt hơn ở việc show đúng content, cho đúng người, ở đúng thời điểm. CTA thay đổi tùy theo visitor đang nhìn nó. Nên thay vì dùng 1 nút cố định, bạn có nhiều CTA cho nhiều user khác nhau, tùy tiêu chí bạn chọn.
  • Có thể dùng Smart Heatmap để khám phá những vị trí nào trên trang được chú ý nhiều nhất để đặt CTA hợp lí cũng như xem hiệu quả của các nút CTA sau một thời gian.

4. Nuôi dưỡng lead đi qua workflow

  • Tình chỉ đẹp khi còn dang dở. Lead chỉ ngon nếu bỏ công nuôi.
  • Có lead không có nghĩa là ra sales, nên phải chăm sóc họ để họ đi sâu xuống phễu bán hàng.
  • Mục tiêu của bạn là đưa lead đi qua phễu bán hàng, tới vị trí mà họ sẵn sàng mua. Email tự động có thể giúp rất nhiều cho quá trình này.
  • Theo nghiên cứu từ Forrester Research, những công ty biết nuôi lead thấy có hơn 50% “lead sắp chốt” hơn những công ty không chăm ở mức chi phí thấp hơn 33%.

5. Form

  • Form dùng để lấy thông tin khách hàng. Form chứa các chi tiết và thông tin cần thiết về người đăng ký như tên, giới, doanh nghiệp, email, điện thoại,…
  • Form nên đặt ở các trang nhiều traffic. Để biết trang nào nhiều traffic nhất, bạn xem trong Google Analytics.
  • Đặt ở vị trí nào cho phù hợp thì có thể cân nhắc dùng tới Smart Heatmap, vì có thể cho biết những khu vực được nào được nhìn thấy nhiều nhất trên trang web. Một thay đổi nhỏ về vị trí cũng có thể mang lại kết quả rất khác biệt.

8 Cách Tăng Lead hiệu quả cho Website 39

6. Testimonial về dự án / công việc từng làm

  • Với nhiều lựa chọn có sẵn, chúng ta sẽ muốn nhận về giá trị nhiều nhất từ số tiền của mình và vì vậy thường tìm các đánh giá hoặc testimonial để giúp đưa ra quyết định mua hàng.
  • Theo TrustPilot, 92% người tiêu dùng nói rằng quyết định mua bị ảnh hưởng bởi các đánh giá online.
  • 72% người tiêu dùng sẽ mua sau khi đọc đánh giá tích cực.
  • 88% người tiêu dùng tin tưởng các đánh giá như lời khuyên họ nhận từ bạn bè mình.
  • Ngoài ra, website còn là chỗ để khoe sản phẩm/dịch vụ, vậy nên bạn hãy chia sẻ các thông tin về dự án hoặc thành quả từng làm / đạt được.

7. Pop-ups

  • Mẫu chốt đối với popup là không dùng chúng quá sớm khi vào trang hoặc dùng trên mọi trang.
  • Một popup to chình ình ngay khi vào trang không phải là điều ai cũng thích thú.
  • Một vài popup rất hữu ích nếu chúng tạo trao đổi với khách hàng, và thu hút sự chú ý của họ ngay lập tức. Có thể thử qua Smart Promotion với 14 loại popup giúp kích thích tâm lý khách hàng khi truy cập vào web.

8. Test để tăng Lead

  • Đây không phải tính năng thực sự nhưng cũng là bước quan trọng với bất kỳ website nào.
  • A/B testing (quá trình so sánh 2 phiên bản để tìm phiên bản hiệu quả hơn) là phương pháp rất hiệu quả thường được dùng để tăng CTR.
  • Thử test các tính năng đơn giản kể trên như CTA, bố cục trang web, hình ảnh và các loại nội dung khác.
  • Để điều chỉnh hợp lý, cân nhắc phân tích bằng Smart Heatmap qua phân tích hành vi của khách hàng thay vì nhận định chủ quan.

Hãy lên kế hoạch và testing để tăng lead cho website nhé.

Google Tag Manager là gì? Cài đặt chuyển đổi bằng Google Tag Manager

Google Tag Manager là gì?

Google Tag Manager được hiểu là trình quản lý thẻ của Google. Trình quản lý này của Google là công cụ miễn phí cho phép bạn quản lý và triển khai thẻ tiếp thị (đoạn mã hoặc pixel theo dõi) trên trang web của doanh nghiệp, trang web cá nhân hoặc bất kỳ trang web nào (hoặc ứng dụng dành cho thiết bị di động) mà không phải sửa đổi mã.

Dưới đây là một ví dụ rất đơn giản về cách Google Tag Manager hoạt động. Thông tin từ một nguồn dữ liệu (trang web của bạn) được chia sẻ với một nguồn dữ liệu (Analytics) khác thông qua Trình quản lý thẻ của Google. Google Tag Manager trở nên rất tiện dụng khi bạn có rất nhiều thẻ để quản lý vì tất cả mã được lưu trữ ở một nơi.

Google Tag Manager là gì? Cài đặt chuyển đổi bằng Google Tag Manager 40

Cấu Trúc Google Tag Manager:

GTM có 3 thành phần quan trọng chính mà các bạn làm việc thường xuyên như sau:

  • Tags (Các thẻ)
  • Triggers (Trình kích hoạt)
  • Variables (Các biến)

Google Tag Manager là gì? Cài đặt chuyển đổi bằng Google Tag Manager 41

4 Lợi ích của Google Tag Manager:

1. Với Google Tag Manager , bạn không cần phải chỉnh sửa code trên trang web nhiều lần

Thông qua Google Tag Manager , bạn có thể thử nghiệm: thêm, chỉnh sửa, kích hoạt, vô hiệu hoặc xóa bất kỳ thẻ nào một cách nhanh chóng chỉ với vài cú nhấn chuột mà không cần phải cực khổ chỉnh sửa code của từng trang trên website của mình.

Với Google Tag Manager được cài đặt trên trang web, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, và xử lý công việc rất nhanh. Và không cần phải nhờ đến sự trợ giúp của các IT/Developer.

2. Google Tag Manager có thể giúp theo dõi nâng cao

Lợi ích lớn nhất của Google Tag Manager là nó cho phép bạn tùy ý gắn bao nhiêu thẻ vào cũng được. Giúp bạn hiểu rõ hành động cụ thể của khách truy cập đang thực hiện trên Website của bạn. Qua đó bạn có thể điều chỉnh nội dung, sản phẩm sao cho phù hợp với hành vi của người dùng.

Google Tag Manager cung cấp nhiều loại thẻ và biến (variables) thông qua đó bạn có thể thực hiện theo dõi nâng cao.

3. Google Tag Manager giúp việc quản lý thẻ rất tiện lợi, hiệu quả

Như đã nói ở trên, khi bạn sử dụng Google Tag Manager , bạn có thể thêm, chỉnh sửa, kích hoạt, vô hiệu hóa và xóa tất cả các thẻ trên trang web chỉ với vài cú click chuột.

Với khả năng đặc biệt này của Google Tag Manager giúp cho việc quản lý thẻ cực kỳ hiệu quả khi bạn dùng hàng chục thẻ tiếp thị hoặc phân tích trên website của bạn.

4. Giúp tăng tốc website

Khi bạn triển khai các thẻ qua Google Tag Manager , các thẻ sẽ được triển khai riêng lẻ và không đồng bộ với nhau. Vậy nên, khi một thẻ bị tải chậm sẽ không chặn các thẻ khác khi được kích hoạt. Hơn nữa, website của bạn sẽ không phải tải nhiều đoạn code của thẻ.

Do đó khi sử dụng Google Tag Manager nó sẽ giúp website của bạn tải trang nhanh hơn khi bạn không sử dụng.

Cài đặt chuyển đổi bằng Google Tag Manager

Có 6 Loại Chuyển Đổi Hay Gặp Trong Website hay áp dụng:

  1. Hoàn Thành Đơn Hàng.
  2. Cuộc Gọi.
  3. Click vào Chat Zalo.
  4. Form Liên Hệ (Báo Giá, Gọi Lại).
  5. Click vào Chat Facebook.
  6. Set Goal: Time On Page.

Bạn có thể xem bài viết chi tiết: tại đây