SEO Google Maps: 5 yếu tố chính cần quan tâm

Có 5 yếu tố chính trong SEO Google Maps, làm tốt được 5 yếu tố này Maps của bạn có thể vào Top 3 Google Maps.

1. MỨC ĐỘ LIÊN QUAN CỦA GOOGLE MAPS:

Cung cấp đầy đủ các thông tin các trường trong Google My Business gồm có: danh mục chính, địa chỉ, khu vực dịch vụ, thời gian làm việc, website, sản phẩm, đánh giá, hình ảnh, giải đáp, các chương trình ưu đãi,…
  1. Thêm nội dung thường xuyên.
  2. Tên, địa chỉ, số điện thoại của Map phải nhất quán với website, footer của website.
  3. Thường xuyên có review, đặc biệt là những review ở local của Map, trong review có chứa từ khóa và tên local: shop hoa tươi tại phù cát bình định,…
  4. Danh mục công ty đúng với ngành nghề của mình.
  5. Khi viết giới thiệu, review map các thông tin trên map, các thông tin ở review càng có nhiều từ khóa sản phẩm dịch vụ đi liền với tên local càng tốt, ví dụ: shop hoa tươi tại phù cát bình định
  6. Tiêu đề của Map phải chứa từ khóa và tên Local: Ví Dụ: Shop hoa tươi phù cát bình định (Nhờ bạn review 5 sao giúp mình ở Google Map này luôn nha)

Điền đầy đủ các thông tin tại Google My Business giúp Google hiểu rõ chi tiết, cặn kẽ về Doanh nghiệp của bạn, giúp SEO Google Maps của bạn càng dễ lên top hơn.

Maps của shop hoa tươi Thanh Nga Hoa Tươi tại Phù Cát Bình Định của mình

2. MỨC ĐỘ NỔI BẬT:

Thông tin về địa chỉ, số điện thoại của Map với mạng lưới Social Entity (Facebook, Youtube v.v…), blog 2.0, forum,… có thông tin đồng bộ trên map với nhau để Google xác định đây là một địa chỉ có thật, một business có thật ngoài đời.
  1. Chia sẻ link map lên các tài khoản mạng xã hội càng nhiều càng tốt.
  2. Nhúng link Map vào website của bạn (Thường ở phần liên hệ) để đồng bộ cùng website.

3. KHOẢNG CÁCH CỦA GOOGLE MAPS:

Đây là yếu tố fix cứng của Google, tận dụng bằng cách cắm nhiều Map ở các địa chỉ, nếu Map thật thì làm tốt 2 phần ở trên là lên Top ở lĩnh vực cạnh tranh quanh bán kính 5 – 6km rồi.
 
Thường xuyên reviews càng nhiều càng tốt, hình ảnh, đánh giá 5 sao, thường xuyên tạo những ưu đãi, event, cập nhật thông tin lên Map.

Làm Local maps ở nhiều nơi như thế nào?

Tận dụng yếu tố local để cắm map ở gần vị trí đó nhất có thể, ví dụ công ty bạn ở Hà Nội, bạn muốn hiển thị ở HCM mà không có chi nhánh, cửa hàng thì nên mượn bạn bè mình địa chỉ ở đó rồi cắm maps ở đây, điều này giúp bạn tránh bị người khác report map vì địa chỉ ảo.

4. CẬP NHẬT THÔNG TIN TRÊN GOOGLE MAPS:

Thường xuyên đánh giá, xem hiệu suất hiệu quả của Map để tối ưu bằng cách vào phần thông tin chi tiết trong Google My Business (GMB), nơi đây bạn sẽ xem được các chỉ số:
 
Số lượt tìm kiếm, số khách hàng vào map, hành động của khách hàng, có bao nhiêu lượt truy cập website từ map, bao nhiêu lượt gọi cho bạn, bao nhiêu khách nhắn tin cho bạn qua map, bao nhiêu lượt xem hình ảnh.
 
 
Để từ đó bạn bạn có thể tối ưu một cách tốt nhất cho Map của mình.
 
Google Maps là một kênh quyền năng thu hút khách hàng, đặc biệt với các ngành nghề mang tính địa phương cao như: shop hoa tươi, quán ăn, nhà hàng, cafe, cửa hàng thời trang, dịch vụ sửa chữa, phòng khám y tế,…
 

5. SEO Google Maps được review bởi các tài khoản có điểm Local guide cao sẽ giúp tăng vị trí xếp hạng

Chúc các bạn lên tối ưu Google Map của chính mình thành công.

Theo dõi thêm Văn Digital để cập nhật thêm nhiều kiến thức hay về Digital Marketing hữu ích khác.

 

FAQ Schema là gì? Hướng dẫn tạo FAQ Schema cho website

FAQ Schema là gì?

FAQ (viết tắt của cụm từ frequently asked questions) Schema là đoạn thông tin chứa câu hỏi và câu trả lời thường gặp được hiển thị trực tiếp trên kết quả tìm kiếm, nhằm cung cấp nhiều thông tin hơn khi người dùng search.
Đoạn mã Script sẽ được chèn vào thẻ Header để giúp bài viết trên kết quả tìm kiếm show ra nhiều kết quả hơn.
huong-dan-tao-schema-faq-cho-website

3 Lợi ích khi cài đặt FAQ Schema?

  • Giúp Google nhận diện được trong bài blog đó, đoạn văn bản nào là câu hỏi, đoạn nào là phần trả lời.
  • Cung cấp nhiều hơn thông tin cho người dùng ngay trên kết quả tìm kiếm.
  • Tăng CTR vào website dẫn đến tăng traffic cho site, tăng đơn hàng, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận.

Điều kiện hiển thị FAQ?

  • Từ khóa phải nằm trong trang nhất
  • Trang tìm kiếm không chứa quá 3 kết quả có FAQ
  • Đó phải là URL trang bài viết, không phải homepage

Sai lầm nên tránh khi cài đặt FAQ:

  • Cấu trúc bài viết không rõ ràng
  • Chỉ cần sai dù chỉ 1 từ trong Question tức thẻ H2 thì FAQ cho câu hỏi đó sẽ không hiển thị

Khi nào FAQ Schema hiển thị?

  • Khi link được index sẽ hiển thị FAQ

Kiểm tra FAQ đã được cài đặt chuẩn như thế nào?

Bạn cũng có thể dùng công cụ kiểm tra cấu trúc: https://search.google.com/structured-data/testing-tool/u/0/ hoặc https://search.google.com/test/rich-results. Bạn nên kiểm tra vài lần để có kết quả tốt nhất.

Hướng dẫn tạo FAQ Schema cho website:

1. Cài plugin: FAQ Schema For Pages And Posts

Cuối Mỗi Post và Page bạn có thể tùy chỉnh nội dung FAQ khác nhau. Bạn chỉ cần điền câu hỏi và câu trả lời.

2. Đoạn mã Script cấu trúc Schema:

Đoạn Script mẫu:
<script type=”application/ld+json”>
{
“@context”: “https://schema.org“,
“@type”: “FAQPage”,
“mainEntity”: [{
“@type”: “Question”,
“name”: “Question1“,
“acceptedAnswer”: { “@type”:
“Answer”,
“text”: “Answer1
}
}, {
“@type”: “Question”,
“name”: “Question2“,
“acceptedAnswer”: {
“@type”: “Answer”,
“text”: “Answer2
}
}, {
“@type”: “Question”,
“name”: “Question3“,
“acceptedAnswer”: {
“@type”: “Answer”,
“text”: “Answer3
}
}, {
“@type”: “Question”,
“name”: “Question4“,
“acceptedAnswer”: {
“@type”: “Answer”,
“text”: “Answer4
}
}]
}
</script>
Lưu ý:  Question 1,2,3,4 và Answer 1,2,3,4 mình thêm vào để bạn có thể thấy rõ vị trí cần chèn nội dung.

Ví dụ Cấu trúc Schema:

<script type=”application/ld+json”>
{
“@context”: “https://schema.org“,
“@type”: “FAQPage”,
“mainEntity”: [{
“@type”: “Question”,
“name”: “FAQ Schema là gì?”,
“acceptedAnswer”: { “@type”:
“Answer”,
“text”: “FAQ là đoạn thông tin chứa câu hỏi và câu trả lời được show ra trực tiếp trên kết quả tìm kiếm, nhằm cung cấp nhiều hơn thông tin cho người dùng khi search từ khóa tìm kiếm.”
}
}, {
“@type”: “Question”,
“name”: “3 Lợi ích khi cài đặt FAQ Schema?”,
“acceptedAnswer”: {
“@type”: “Answer”,
“text”: “Tăng CTR vào website dẫn đến tăng traffic cho site, tăng đơn hàng, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận.”
}
}, {
“@type”: “Question”,
“name”: “Điều kiện hiển thị FAQ?”,
“acceptedAnswer”: {
“@type”: “Answer”,
“text”: ” Từ khóa phải nằm trong trang nhất và Trang tìm kiếm không chứa quá 3 kết quả có FAQ”
}
}, {
“@type”: “Question”,
“name”: “Kiểm tra FAQ đã được cài đặt chuẩn như thế nào?”,
“acceptedAnswer”: {
“@type”: “Answer”,
“text”: “Bạn cũng có thể dùng công cụ kiểm tra cấu trúc: https://search.google.com/structured-data/testing-tool/u/0/. Bạn nên kiểm tra vài lần để có kết quả tốt nhất.”
}
}]
}
</script>

Thông báo cho Google để Thu thập thông tin

Khi bạn đã xác thực lược đồ Câu hỏi thường gặp trên trang của mình, hãy truy cập Google Search Console.

Sau đó, nhập URL của bạn như được hiển thị bên dưới để kiểm tra nó.

Khi có 1 từ khoá nằm ở trang 1 thì sẽ hiển thị kết quả FAQ Schema nhé.

Khi bạn cần có nhu cầu SEO Freelancer hãy liên hệ Văn Digital tại link nhé

Bảng tuần hoàn các nguyên tố trong SEO

Các yếu tố ảnh hưởng tới SEO Onpage : Content , Architecture , HTML

Content (Nội dung):

  • Cw  – WORDS: Sử dụng những từ, hoặc cụm từ giúp người đọc dễ dàng tìm thấy nội dung của bạn.
  • Cf – FRESH: làm mới trang, nghĩa là cập nhật nội dung khi có sự thay đổi và viết về chủ đề “hot”.
  • Cv – VERTICAL: Đa dạng nội dung trên trang: từ text, hình ảnh, video đến bản đồ.
  • Ca – ANSWERS: Biến nội dung của bạn thành câu trả lời trực tiếp khi người dùng tìm kiếm trên google.
  • Vt – THIN: Yếu tố này đánh giá về chất lượng nội dung trên trang.
  • Cq – QUALITY: Trên web có nhiều trang chất lượng và nội dung tốt cung cấp giá trị cao cho người đọc .
  • Cr – RESEARCH: Bạn có nghiên cứu từ khóa để người dùng có thể tiếp cận với nội dung trên trang.

Architecture (Cấu trúc):

  • Am – MOBILE: Đánh giá trang web của bạn có được tối ưu cho thiết bị di động không.
  • As – SPEED: Tối ưu tốc độ tải trang.
  • Au – URLS: Url có chứa từ khóa chính của nội dung trên trang (từ khóa cần SEO).
  • Ah – HTTPS: bạn có sử dụng giao thức HTTPS không, qua một số thử nghiệm chúng tôi thấy https:// luôn index rất nhanh và luôn có một thứ hạng tốt.
  • Vc – CLOAKING: Dùng 2 kết quả hiển thị khác nhau. Nghĩa là: 1 trang có 2 cách hiển thị khác nhau, 1 cho google và 1 cho người dùng.
  • Ac – CRAWL: Trang của bạn có cho phép công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu (crawl) trên trang một cách dễ dàng không?
  • Ad – DUPLICATE: Hãy thường xuyên vào google webmasters tools để kiểm tra trùng lặp nội dung.

HTML:

  • Ht – TITLES: Thẻ tiêu đề phải chứa từ khóa cần SEO. Lưu ý: nội dung phải liên quan đến từ khóa đó.
  • Hd – DESCRIPTION: Hãy viết mô tả cho tất cả các tag trên trang, tốt nhất bạn nên có kế hoạch về thẻ tag cho trang của bạn.
  • Hs – STRUCTURE: Sử dụng dữ liệu cấu trúc dạng danh sách. ( chứa các thẻ thẻ ul, ui… trên bài viết chi tiết ).
  • Hh – HEADERS: Sử dụng các thẻ h1 đến h6 và chèn từ khóa vào trong các thẻ đó.
  • Vs – STUFFING: Hãy kiểm tra mật độ từ khóa trên trang, tốt nhất bạn nên để ở mức từ 1-3%. Công thức tính mật độ từ khóa = (Tổng số lần lặp lại của từ khóa / tổng số từ trong bài viết) * 100.
  • Vh – HIDDEN: Không sử dụng màu sắc để ẩn nội dung trên trang. Ví Dụ: màu nền trùng với màu chữ.

Các yếu tố ảnh hưởng tới SEO Off Page : TRUST, LINK, PERSONAL, SOCIAL

Trust

  • Ta – AUTHORITY: Các yếu tố đánh giá độ mạnh của trang: lượng link trỏ về, lượng share …
  • Te – ENGAGE: Thời gian khách ở lại trên trang. Hãy kiểm tra tỉ lệ thoát trang “bounce rate” trong google analytics.
  • Th – HISTORY: Liên quan đến tuổi đời domain, các hoạt động trên domain này.
  • Ti – IDENTITY: Kiểm tra độ tin cậy, danh tín của site trên trang bằng Google Authorship.
  • Vd – PIRACY: Trang web có bị google đánh cờ (flag) vi phạm bản quyền.
  • Va – ADS: Google đánh giá rất thấp những trang chỉ mang tính chất quảng cáo.
  • Lq – QUALITY: Các liên kết từ các trang web chất lượng, uy tín.
  • Lt – TEXT: Đừng dùng những liên kết không có ý nghĩa trỏ về trang chủ.
  • Ln – NUMBER: Số lượng liên kết trỏ về trang của bạn. Bạn nên tập trung vào những liên kết chất lượng.
  • Vp – PAID: Google sẽ phạt những trang đi mua link nhằm thao túng kết quả tìm kiếm.
  • Vl – SPAM: Tạo ra các liên kết bằng cách spam link trên blog, forum, chữ ký…

Personal

  • Pc – COUNTRY: Trang web đó nhắm mục tiêu đến quốc gia nào.
  • Pl – LOCALITY: Cá nhân hóa kết quả tìm kiếm cho người dùng ở các khu vực khác nhau.
  • Ph – HISTORY: Khách thường xuyên truy cập trang của bạn hoặc các trang mạng xã hội.
  • Ps – SOCIAL: Có ai đó lưu trang của bạn vào favored

Social

  • Sr – REPUTATION: Các tín hiệu tốt khi khách chia sẻ bài đăng trên mạng xã hội.
  • Ss – SHARES: Có bao nhiêu lượt share trên các trang mạng xã hội.

Tất cả các yếu tố trong bảng tuần hoàn này đều rất quan trọng, các yếu tố +3 luôn quan trọng nhất bạn nên chú ý điều này . Một yếu tố không làm nên mùa xuân, bạn cần kết hợp được yếu tố thì việc có một thứ hạng tốt sẽ dễ dàng hơn. Các yếu tố màu đỏ sẽ làm giảm thứ hạng trang web của các bạn rất là nhiều.

EAT Google là gì? và cách để cải thiện điểm SEO lên TOP

EAT Google là gì? Thay đổi tư duy viết bài để SEO lên top

E-A-T là viết tắt của 3 từ Expertise – Authority – Trust. Đây là 3 yếu tố chính mà Google dùng để đánh giá chất lượng nội dung của một website. Hiểu được từng yếu tố trong E-A-T và ý nghĩa của nó sẽ giúp bạn sản xuất/tối ưu nội dung SEO giúp website lên top bền vững.

1. EXPERTISE – Yếu tố chuyên môn của bài viết

Khỏi nói chắc các bạn cũng hiểu… Khi đi khám ở viện, bạn tin tưởng giao sức khỏe của mình cho một liệu trình chuyên nghiệp của một bác sĩ có 30 năm kinh nghiệm hay những lời hứa hẹn của một sinh viên tập sự nào đó?

Expertise là tiêu chí đánh giá kiến thức chuyên môn của bài viết. Tức là bài viết của bạn phải chuyên nghiệp!

Một trong những kiểu viết bài “chuyên nghiệp” nhất là tung ra các nghiên cứu, báo cáo, khảo sát gốc (primary research).

Tuy nhiên, hầu hết các công ty đang triển khai SEO trên thị trường hiện nay đều đi tham khảo các nguồn thông tin của website khác để viết lại thành bài của mình. Chỉ một số lượng rất nhỏ các công ty tự sản xuất ra các báo cáo, dữ liệu tự tổng hợp và nghiên cứu. Nếu bạn thuộc nhóm này, thì hay tạo ra giá trị gia tăng cho người dùng. Tức là mặc dù bạn không sản xuất ra kiến thức mới, nhưng bạn tổng hợp những bài cũ rồi trình bày hợp lý, khoa học giúp người đọc dễ hiểu hơn.

Cách cải thiện Expertise cho website của bạn:

  • Sản xuất những thông tin, báo cáo, nghiên cứu gốc (report, whitepaper, document,…)
  • Đầu tư chất xám vào bài viết, tạo ra những giá trị “của riêng bạn”. (trình bày khoa học, trực quan, sinh động hơn tất cả những bài khác).
  • Trích dẫn nhớ ghi nguồn theo chuẩn apa. Nhớ chọn những thông tin, trang web có uy tín trong ngành để trích dẫn nhé. Đừng trích dẫn báo lá cải, web tào lao.
  • Hành văn mạch lạc, rõ ràng, luận điểm, bằng chứng thuyết phục.
  • Có số liệu minh bạch là điểm cộng, không có thì thôi. Tuyệt đối không nên “bịa” ra số liệu.
  • Nội dung độc nhất, hạn chế tối đa nội dung trùng lặp.
  • Nói không với SPIN bài viết của người khác rồi đăng lại trên website của bạn. Bạn đang chơi trên sân khách, đừng cố để “qua mặt Google”.

2. AUTHORITY – Mức độ thẩm quyền

Authority (hay Authoritativeness) chỉ mức độ thẩm quyền của tác giả hay website. Tức là khi xét đến điểm số Authority của bạn, Google muốn biết: Bạn có phải là “chuyên gia” trong lĩnh vực bạn đang viết hay không? Bạn có chứng chỉ, bằng cấp trong ngành không? Website của bạn có phải là một đơn vị uy tín trong ngành không?

Nếu bạn quảng bá cho sản phẩm, dịch vụ mà bạn là chuyên gia trong lĩnh vực đó, thì Google sẽ đánh giá cao những bài viết content SEO của bạn. Đồng nghĩa với việc bạn có cơ hội lên top cao hơn. Khi đó, người dùng có nhiều khả năng tìm được những bài viết có giá trị hơn.

Cải thiện chỉ số Authority cho website:

  • Tạo trang giới thiệu về các tác giả cho website.
  • Đặt thông tin tác giả ở cuối mỗi bài viết.
  • Hiển thị sự chuyên nghiệp, uy tín của tác giả. VD: địa vị, chức vụ, bằng cấp. => Yếu tố này càng quan trọng khi bạn làm site về sức khỏe.
  • Nếu background (tiểu sử) của tác giả có liên quan tới lĩnh vực đang viết thì tốt, không có cũng không sao. (Bạn nào có điều kiện thì mua vài bài báo PR cho bản thân trong lĩnh vực cần viết thì càng tốt.

3. TRUST – Độ tin cậy

Trust (hay trustworthiness) trong SEO là độ tin cậy của website, thương hiệu, hoặc nội dung.

Tạo ra nhiều nội dung cho website thì dễ. Nhưng làm sao để tăng độ tin cậy cho những nội dung đó lại khó hơn nhiều.

Để hiểu rõ hơn về Trust trong SEO, hãy xét ví dụ:

Bạn khẳng định mình rất giỏi toán, vô địch thiên hạ. Nhưng bạn không có giải thưởng nào cả, không có bất kỳ một bài báo nào về bạn, thậm chí tới hàng xóm cũng không khen bạn giỏi toán. Thì một người xa lạ sẽ không tin là bạn giỏi toán.
Bạn hiểu rồi chứ?

Trust là những gì người khác nói về bạn, chứ không phải những gì bạn nói về chính mình.

Biểu hiện rõ nhất của Trust là PR và backlink.

Vậy, làm sao để tăng Trust?

  • Đừng tốn công spam backlink diễn đàn. Hãy chọn từ 3-5 forum liên quan tới chủ đề của web bạn đang SEO, đăng những bài viết hữu ích lên đó và trỏ link về web của bạn.
  • Mua bài từ những trang báo nổi tiếng sẽ giúp tăng trust rất nhanh! VD: cafebiz, vnexpress, 24h.com.vn, muong14.vn,… Lưu ý: đi link về trang chủ sẽ tăng trust đồng đều và nhanh nhất.
  • Tập trung vào xây dựng backlink chất lượng thay vì số lượng.

Kế hoạch SEO tổng thể: Là làm gì và có lợi ích gì?

Kế hoạch SEO tổng thể là gì?

Kế hoạch SEO tổng thể là SEO tất cả các từ khóa khách hàng đã – đang và sẽ tìm kiếm để tìm thấy một 1 nội dung bất kỳ liên quan đến sản phẩm/ dịch vụ của bạn.

Kế hoạch SEO tổng thể là kế hoạch SEO dựa trên việc phân tích hành vi của khách hàng mục tiêu của bạn tìm kiếm về ngành nghề, dịch vụ mà doanh nghiệp của bạn cung cấp, từ đó thiết lập cấu trúc và đưa ra chiến lược nội dung website theo chuẩn giúp nâng cao trải nghiệm của khách hàng.

ke-hoach-seo-tong-the

Kế hoạch SEO tổng thể có lợi ích gì?

SEO Tổng Thể sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn tiếp cận khách hàng bằng từ khóa theo hành vi tìm kiếm của khách hàng ở từng giai đoạn mua hàng trên internet của người tiêu dùng.

ke-hoach-seo-tong-the-2

Phương pháp SEO này sẽ giúp doanh nghiệp của bạn bao phủ thị trường nhưng để bao phủ thị trường bạn cần phải có được kế hoạch rõ ràng và phù hợp theo nguồn lực của mình.

SEO là đầu tư về giá trị nền tảng và lâu dài, càng lâu dài thì chi phí bỏ ra càng thấp so với giá trị nhận về ngày càng cao.

Lưu ý: Kế hoạch SEO tổng thể phù hợp với doanh nghiệp có chiến lược lâu dài (lời khuyên từ 6 tháng trở lên và nên được duy trì).

Quy trình thực hiện SEO tổng thể như thế nào?

Quy trình SEO này Văn đã áp dụng tương tự cho tất cả các dự án khác nhau từ ít cạnh tranh đến cạnh tranh cao, và đều mang lại tín hiệu tốt cho dự án.

Xác định bộ Keyword SEO

  • Nhóm từ khóa SEO & phân loại các topic SEO
  • Research các topic bổ trợ cho topic SEO chính.
  • Outline content & viết content chuẩn SEO

Tối ưu Nền Tảng SEO

  • UX UI
  • Cấu trúc tổng thể toàn Website
  • Tối ưu website theo Rankmath

Xây Dựng ENTITY Website

  • Social stack brand và Author
  • PR BÁO
  • SEO Youtube & SEO GMB

ONPAGE SEO

  • Lên ý tưởng cho bài SEO
  • Nghiên Cứu Từ khoá phụ:  từ google đề xuất và website đối thủ ở top 10 và kết hợp công cụ hỗ trợ
  • Lập dàn ý cho bài SEO
  • Tối ưu bài viết chuẩn SEO: Tiêu đề , link, hình ảnh, media
  • Tối ưu liên kết 
  • Tối ưu công cụ chấm điểm SEO

BACKLINK

  • Báo PR lớn
  • Backlink guest post cùng ngành
  • Textlink

ke-hoach-seo-tong-the-3

Bảng báo giá SEO tổng thể là bao nhiêu?

Nếu công ty bạn không có đủ nguồn lực hoặc kinh nghiệm thực thi hiệu quả thì hãy liên hệ Văn nhé. Vì làm Freelancer nên chi phí chỉ từ 8 triệu/tháng và tuỳ vào KPI và lĩnh vực kinh doanh của bạn. Hiện đang Top > 5 ngành hàng khác nhau.

  • Liên hệ tư vấn miễn phí: 0965 77 30 30
  • Email: anhvanitc@gmail.com

Nếu có gì chưa rõ bạn có thể tham gia Group “Học Digital Marketing Miễn Phí và đặt câu hỏi nhé”.

Khi cần đến dịch vụ SEO tổng thể gọi cho Văn Digital để được tư vấn chi tiết miễn phí <3 !