Các bước xây dựng chiến lược truyền thông hiệu quả

Chiến lược truyền thông là gì?

Là các phương pháp tiếp cận khách hàng mục tiêu, giúp cho khách hàng của bạn nhận biết thương hiệu, nhận biệt về dịch vụ và sản phẩm, đồng thời cung cấp thông tin để khách hàng tìm hiểu về sản phẩm và dịch vụ, từ đó thúc đẩy khách hàng dùng thử sản phẩm, quyết định mua sắm và trung thành với thương hiệu và sản phẩm của bạn.

cac-buoc-xay-dung-chien-luoc-truyen-thong-hieu-qua

Các bước xây dựng chiến lược truyền thông

Chiến lược truyền thông gồm có 2 phần chính:

Chiến lược nội dung: 

Thông điệp mà công ty muốn gửi đến khách hàng là gì? Thông thường các doanh nghiệp dựa trên định vị sản phẩm, những điểm khác biệt của sản phẩm và thương hiệu mà đối thủ không có, để thông tin và thuyết phục khách hàng.

Ngoài ra nội dung thông điệp cũng được gửi đến khách hàng thông qua hình thức trình chuyển tải thông điệp như:

  • Hình thức chuyển tải thông điệp qua bao bì sản phẩm.
  • Qua chất lượng hình ảnh, âm thanh của TVC.
  • Hình thức thiết kế các mẫu quảng cáo trên các phương tiện truyền thông.

Chiến lược sử dụng các phương tiện truyền thông:

Sau khi có nội dung quảng cáo, các mẫu quảng cáo, vấn đề tiếp theo là các nhà hoạch định chiến lược cần nghiên cứu về thói quen truyền thông của khán giả mục tiêu để quyết định lựa chọn và sử dụng các phương tiện truyền thông, làm sao để truyền thông điệp của sản phẩm và thương hiệu đến người tiêu dùng một cách hiệu quả về chi phí.

Để làm được điều này người chiến lược xây dựng chiến lược truyền thông qua các giai đoạn như sau:

  1. Xác định đối tượng truyền thông mục tiêu: ai là người mà chiến dịch truyền thông nhắm đến.
  2. Xây dựng mục tiêu truyền thông của chiến dịch quảng cáo, cần tiếp cận bao nhiêu % khách hàng mục tiêu, số lần tiếp cận của khán giả đối với thương hiệu và sản phẩm bao nhiêu lần, để họ có thể nhớ và ấn tượng về sản phẩm và thông điệp
  3. Nghiên cứu thói quen truyền thông của khán giả mục tiêu, họ thường đi đâu? Xem gì, nghe gì, đọc gì, trong khoảng thời gian nào. Nhà hoạch định xác định các phương tiện ( nơi tiếp cận được khán giả mục tiêu nhiều nhất) ví dụ chương trình truyền hình, chương trình radio, tờ báo được xem nhiều, vị trí trên website và mạng xã hội nào mà được nhiều người vào nhất.
  4. Xác định thị trường, địa điểm để giới thiệu và quảng cáo sản phẩm và thương hiệu, thời điểm để quảng cáo, tần suất quảng cáo hiệu quả …
  5. Theo dõi và đánh giá hiệu quả của các hoạt động truyền thông. Một ví dụ về mục tiêu và đo lường hiệu quả truyền thông: Bạn đặt ra mục tiêu ít nhất 80% khách hàng mục tiêu có thể nhận biết một sản phẩm mới của bạn trong vòng 3 tháng, và sau 3 tháng kể từ khi thực hiện chương trình truyền thông, bạn thực hiện một cuộc thăm dò khách hàng để kiểm tra xem bao nhiêu phần trăm khách hàng nhận biết sản phẩm mới của bạn.

Hoạt động truyền thông của công ty không chỉ thực hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng, mà còn thực hiện các hoạt động giới thiệu quảng bá sản phẩm và thương hiệu trong các nhóm người tiêu dùng có phạm vi nhỏ hơn, như khuyến mãi sản phẩm tại điểm bán, trưng bày sản phẩm, tổ chức hội thảo, phát quà tặng sản phẩm, dùng thử sản phẩm.

Tất cả các hoạt động giới thiệu sản phẩm đến với người tiêu dùng và thuyết phục họ sử dụng tiêu dùng sản phẩm đều được xem là các hoạt động truyền thông.