Hướng dẫn cài đặt theo dõi chuyển đổi Google Ads

Hướng dẫn cài đặt theo dõi chuyển đổi Google Ads 1

Chuẩn bị cho website cài đặt chuyển đổi cần cài đặt xong Google Tag Manager, Cài đặt Google Analytic 4 và kết nối thành công với Google Tag Manager và công cụ Google Tag Assistant để kiểm tra sau khi cài đặt.

Có 5 Loại Chuyển Đổi Hay Gặp Trong Website như sau:

  1. Cuộc Gọi
  2. Click vào Chat Zalo
  3. Click vào Chat FB
  4. Chuyển đổi điền Form
  5. Chuyển đổi mua hàng

Hướng dẫn cài đặt theo dõi chuyển đổi Google Ads 2

Hướng dẫn cài đặt theo dõi chuyển đổi Google ads

1. Cài đặt chuyển đổi cuộc gọi:

a. Cài Đặt Trong Google Ads

Với 3 bước bạn đã cài đặt chuyển đổi cuộc gọi thành công trên Google Ads và ở thông tin ID và Mã chuyển đổi cần có để kết nối với Google Tag Manager

Bước 1: vào Google Ads > Công cụ và cài đặt > Lượt Chuyển Đổi

Hướng dẫn cài đặt theo dõi chuyển đổi Google Ads 3

Bước 2: Thêm Hành động chuyển đổi mới

Hướng dẫn cài đặt theo dõi chuyển đổi Google Ads 4

Bước 3: Cài đặt các thông số cần chuyển đổi:

Hướng dẫn cài đặt theo dõi chuyển đổi Google Ads 5

 

Bước 4: Lấy thông tin ID chuyển đổi và Nhãn chuyển đổi để kết nối với GTM:

Hướng dẫn cài đặt theo dõi chuyển đổi Google Ads 6

b. Cài đặt trong Google Tag Manager

Ở bước GTM bạn cần cài đặt 3 thẻ:

  1. Trình liên kết chuyển đổi: Để thông báo với GG Ads có chuyển đổi từ quảng cáo trên site.
  2. Call Đáo hạn 247: Thẻ này theo dõi chuyển đổi gọi trên website
  3. Cấu Hình Ga4: Liên kết GA4 với Google Tag Manager

Hướng dẫn cài đặt theo dõi chuyển đổi Google Ads 7

Chọn cấu hình thẻ -> Nhấp chuột (Tất cả các yếu tố) -> Click URL chứa : Tel:Sđt -> Submit Thẻ

Lưu ý: ID chuyển đổi và nhãn chuyển đổi là thông tin copy từ Google Ads như Văn có nhắc ở trên

Hướng dẫn cài đặt theo dõi chuyển đổi Google Ads 8

c. Tracking cài đặt hoàn thành với Google Tag Assistant

Bước 1: chọn mục xem trước ở Google Tag Manager:

Hướng dẫn cài đặt theo dõi chuyển đổi Google Ads 9

Bước 2:  Nhập website cần kiểm tra hành động và qua website thực hiện hành động cần kiểm tra trên site

Hướng dẫn cài đặt theo dõi chuyển đổi Google Ads 10

Bước 3: Kiểm tra nếu hành động hiển thị ở mục Tags Fires thì xem như đã cài đặt thành công. Nếu hành động nằm ở mục Tags not Fired thì bạn cần kiểm tra lại thông tin.

Hướng dẫn cài đặt theo dõi chuyển đổi Google Ads 11

Cài đặt tracking chat Zalo:

a. Cài Đặt Trong Google Ads:

Bước đầu tiên vào Google Ads -> Lượt Chuyển Đổi -> Cuộc Gọi Điện Thoại  -> Chọn danh mục là khách hàng tiềm năng

b. Cài đặt trong Google Tag Manager

Chọn cấu hình thẻ -> Nhấp chuột (Tất cả các yếu tố) -> Click URL chứa : Link Icon Zalo -> Submit Thẻ

c. Tracking cài đặt hoàn thành với Google Tag Assistant

Cài đặt tracking chat Facebook:

a. Cài Đặt Trong Google Ads

Bước đầu tiên vào Google Ads -> Lượt Chuyển Đổi -> Hình Thức Chuyển Đổi Trang Web -> Sử dụng trình quản lý Google Tag Manager

b. Cài đặt trong Google Tag Manager.

Chọn cấu hình thẻ -> Theo dõi chuyển đổi trên Google Ads (dùng ID chuyển đổi và nhãn chuyển đổi trong Google Ads)

Chọn cấu hình thẻ -> Nhấp chuột (Tất cả các yếu tố) -> Click URL chứa : Link Icon Facebook -> Submit Thẻ

c. Tracking cài đặt hoàn thành với Google Tag Assistant

Cài đặt tracking nút mua hàng:

a. Cài Đặt Trong Google Ads

Bước đầu tiên vào Google Ads -> Lượt Chuyển Đổi -> Hình Thức Chuyển Đổi Trang Web -> Sử dụng trình quản lý Google Tag Manager

b. Cài đặt trong Google Tag Manager.

Chọn cấu hình thẻ -> Theo dõi chuyển đổi trên Google Ads (dùng ID chuyển đổi và nhãn chuyển đổi trong Google Ads)

Trình kích hoạt -> Cửa sổ được tải -> Page Path (Có trang hoàn thành) chứa link trang hoàn thành.

c. Tracking cài đặt hoàn thành với Google Tag Assistant

Cài đặt tracking Form Liên Hệ (Báo Giá, Gọi Lại):

a. Cài Đặt Trong Google Ads:

Bước đầu tiên vào Google Ads -> Lượt Chuyển Đổi -> Cuộc Gọi Điện Thoại  -> Chọn danh mục là khách hàng tiềm năng

b. Cài đặt trong Google Tag Manager

Chọn cấu hình thẻ -> Nhấp chuột (Tất cả các yếu tố) -> Form Class chứa Class -> Submit Thẻ

c. Tracking cài đặt hoàn thành với Google Tag Assistant

Kết Nối Google Tag Manager với Google Analytic

Bước 1: Lấy mã tracking tại Google Analytics. Phần Admin -> Property -> Tracking Info -> Tracking Code

Như ví dụ dưới, ta được mã là: UA-138975843-1

Bước 2: Tại GTM, chọn menu Variables, rồi click button New để tạo biến mới

Bước 3: Tại màn hình mới, click vào hình tròn để chọn kiểu biến. Vì để lưu mã tracking GA nên ta sẽ chọn kiểu là Google Analytics Settings

Bước 4: Đặt tên biến là GAID, điền giá trị mà đã copy ở bước 1 vào mục Tracking ID, sau đó click button Save để lưu lại

Bước 5: Chọn menu Tags, click button New để tạo thẻ tag mới

Bước 6: Chọn kiểu tag là Google Analytics – Universal Analytics

Bước 7: Chọn trigger cho tag là All Pages (là trigger có sẵn trên hệ thống)

Bước 8: Đặt tên cho thẻ là GA – PageView – All Pages, rồi chọn biến GAID mà chúng ta đã tạo ở bước 4 để gán mã tracking tương ứng. Click button Save để hoàn tất.

Như vậy chúng ta hoàn tất phần thiết lập cơ bản, cài đặt mã tracking Google Analytics.

Thiết lập mục tiêu tại Google Analytics

Với thiết lập tại GTM, mỗi khi có cuộc gọi điện hoặc đơn hàng tại website, Google Analytics sẽ nhận được sự kiện tương ứng.

Tuy nhiên, ngoài 2 sự kiện này, Google Analytics có thể nhận rất nhiều sự kiện khác nữa. Do vậy chúng ta cần thiết lập để cho GA hiểu rằng 2 sự kiện này là đặc biệt, thông qua việc thiết lập mục tiêu (chính là chuyển đổi mà ta quan tâm).

Trình tự thiết lập mục tiêu tại GA như sau:

Bước 1: Tại trang Admin của Google Analytics, chọn Goals (mục tiêu).

Bước 2: Tại màn hình danh sách mục tiêu, chọn NEW GOAL

Bước 3: Thiết lập mục tiêu gọi điện

Chọn thiết lập mục tiêu là kiểu Custom, click button Continue để tiếp tục

Đặt tên mục tiêu thứ nhất là Call (gọi điện), kiểu mục tiêu là Event (sự kiện). Click button Continue để tiếp tục

Chọn điều kiện của sự kiện, Category tương ứng với Call. Click Save để hoàn thành.

Lưu ý: Thông tin này cần phải khớp với thiết lập tại thẻ tag GA – Event – Call tại GTM.

Bước 4: Thiết lập mục tiêu mua hàng qua website

Thực hiện tương tự như bước trên.

  • Tên mục tiêu: Purchased
  • Thiết lập: Custom
  • Loại mục tiêu: EventCategory tương ứng Purchased

Click Save để hoàn thành.

Bước 5: Xác nhận tại màn hình Google Analytics

Như hình dưới, phần Conversions (chuyển đổi) đã có hai mục tiêu được thiết lập: Call và Purchased.

Làm sao tracking chuyển đổi ở các channel (SEM, FB, Youtube, GDN, v.v…) khác nhau?

Hãy cài đặt utm cho các kênh khi chạy quảng cáo.

Xem Report của các kênh chuyển đổi ở đâu?

Vào AnalyticsAnalytics => Acquisition => All Traffic => Source/Medium

Google Tag Manager là gì? Cài đặt chuyển đổi bằng Google Tag Manager

Google Tag Manager là gì?

Google Tag Manager được hiểu là trình quản lý thẻ của Google. Trình quản lý này của Google là công cụ miễn phí cho phép bạn quản lý và triển khai thẻ tiếp thị (đoạn mã hoặc pixel theo dõi) trên trang web của doanh nghiệp, trang web cá nhân hoặc bất kỳ trang web nào (hoặc ứng dụng dành cho thiết bị di động) mà không phải sửa đổi mã.

Dưới đây là một ví dụ rất đơn giản về cách Google Tag Manager hoạt động. Thông tin từ một nguồn dữ liệu (trang web của bạn) được chia sẻ với một nguồn dữ liệu (Analytics) khác thông qua Trình quản lý thẻ của Google. Google Tag Manager trở nên rất tiện dụng khi bạn có rất nhiều thẻ để quản lý vì tất cả mã được lưu trữ ở một nơi.

Google Tag Manager là gì? Cài đặt chuyển đổi bằng Google Tag Manager 12

Cấu Trúc Google Tag Manager:

GTM có 3 thành phần quan trọng chính mà các bạn làm việc thường xuyên như sau:

  • Tags (Các thẻ)
  • Triggers (Trình kích hoạt)
  • Variables (Các biến)

Google Tag Manager là gì? Cài đặt chuyển đổi bằng Google Tag Manager 13

4 Lợi ích của Google Tag Manager:

1. Với Google Tag Manager , bạn không cần phải chỉnh sửa code trên trang web nhiều lần

Thông qua Google Tag Manager , bạn có thể thử nghiệm: thêm, chỉnh sửa, kích hoạt, vô hiệu hoặc xóa bất kỳ thẻ nào một cách nhanh chóng chỉ với vài cú nhấn chuột mà không cần phải cực khổ chỉnh sửa code của từng trang trên website của mình.

Với Google Tag Manager được cài đặt trên trang web, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, và xử lý công việc rất nhanh. Và không cần phải nhờ đến sự trợ giúp của các IT/Developer.

2. Google Tag Manager có thể giúp theo dõi nâng cao

Lợi ích lớn nhất của Google Tag Manager là nó cho phép bạn tùy ý gắn bao nhiêu thẻ vào cũng được. Giúp bạn hiểu rõ hành động cụ thể của khách truy cập đang thực hiện trên Website của bạn. Qua đó bạn có thể điều chỉnh nội dung, sản phẩm sao cho phù hợp với hành vi của người dùng.

Google Tag Manager cung cấp nhiều loại thẻ và biến (variables) thông qua đó bạn có thể thực hiện theo dõi nâng cao.

3. Google Tag Manager giúp việc quản lý thẻ rất tiện lợi, hiệu quả

Như đã nói ở trên, khi bạn sử dụng Google Tag Manager , bạn có thể thêm, chỉnh sửa, kích hoạt, vô hiệu hóa và xóa tất cả các thẻ trên trang web chỉ với vài cú click chuột.

Với khả năng đặc biệt này của Google Tag Manager giúp cho việc quản lý thẻ cực kỳ hiệu quả khi bạn dùng hàng chục thẻ tiếp thị hoặc phân tích trên website của bạn.

4. Giúp tăng tốc website

Khi bạn triển khai các thẻ qua Google Tag Manager , các thẻ sẽ được triển khai riêng lẻ và không đồng bộ với nhau. Vậy nên, khi một thẻ bị tải chậm sẽ không chặn các thẻ khác khi được kích hoạt. Hơn nữa, website của bạn sẽ không phải tải nhiều đoạn code của thẻ.

Do đó khi sử dụng Google Tag Manager nó sẽ giúp website của bạn tải trang nhanh hơn khi bạn không sử dụng.

Cài đặt chuyển đổi bằng Google Tag Manager

Có 6 Loại Chuyển Đổi Hay Gặp Trong Website hay áp dụng:

  1. Hoàn Thành Đơn Hàng.
  2. Cuộc Gọi.
  3. Click vào Chat Zalo.
  4. Form Liên Hệ (Báo Giá, Gọi Lại).
  5. Click vào Chat Facebook.
  6. Set Goal: Time On Page.

Bạn có thể xem bài viết chi tiết: tại đây