Bảng tuần hoàn các nguyên tố trong SEO

Bảng tuần hoàn các nguyên tố trong SEO 1

Bảng tuần hoàn các nguyên tố trong SEO 2

Các yếu tố ảnh hưởng tới SEO Onpage : Content , Architecture , HTML

Content (Nội dung):

  • Cw  – WORDS: Sử dụng những từ, hoặc cụm từ giúp người đọc dễ dàng tìm thấy nội dung của bạn.
  • Cf – FRESH: làm mới trang, nghĩa là cập nhật nội dung khi có sự thay đổi và viết về chủ đề “hot”.
  • Cv – VERTICAL: Đa dạng nội dung trên trang: từ text, hình ảnh, video đến bản đồ.
  • Ca – ANSWERS: Biến nội dung của bạn thành câu trả lời trực tiếp khi người dùng tìm kiếm trên google.
  • Vt – THIN: Yếu tố này đánh giá về chất lượng nội dung trên trang.
  • Cq – QUALITY: Trên web có nhiều trang chất lượng và nội dung tốt cung cấp giá trị cao cho người đọc .
  • Cr – RESEARCH: Bạn có nghiên cứu từ khóa để người dùng có thể tiếp cận với nội dung trên trang.

Architecture (Cấu trúc):

  • Am – MOBILE: Đánh giá trang web của bạn có được tối ưu cho thiết bị di động không.
  • As – SPEED: Tối ưu tốc độ tải trang.
  • Au – URLS: Url có chứa từ khóa chính của nội dung trên trang (từ khóa cần SEO).
  • Ah – HTTPS: bạn có sử dụng giao thức HTTPS không, qua một số thử nghiệm chúng tôi thấy https:// luôn index rất nhanh và luôn có một thứ hạng tốt.
  • Vc – CLOAKING: Dùng 2 kết quả hiển thị khác nhau. Nghĩa là: 1 trang có 2 cách hiển thị khác nhau, 1 cho google và 1 cho người dùng.
  • Ac – CRAWL: Trang của bạn có cho phép công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu (crawl) trên trang một cách dễ dàng không?
  • Ad – DUPLICATE: Hãy thường xuyên vào google webmasters tools để kiểm tra trùng lặp nội dung.

HTML:

  • Ht – TITLES: Thẻ tiêu đề phải chứa từ khóa cần SEO. Lưu ý: nội dung phải liên quan đến từ khóa đó.
  • Hd – DESCRIPTION: Hãy viết mô tả cho tất cả các tag trên trang, tốt nhất bạn nên có kế hoạch về thẻ tag cho trang của bạn.
  • Hs – STRUCTURE: Sử dụng dữ liệu cấu trúc dạng danh sách. ( chứa các thẻ thẻ ul, ui… trên bài viết chi tiết ).
  • Hh – HEADERS: Sử dụng các thẻ h1 đến h6 và chèn từ khóa vào trong các thẻ đó.
  • Vs – STUFFING: Hãy kiểm tra mật độ từ khóa trên trang, tốt nhất bạn nên để ở mức từ 1-3%. Công thức tính mật độ từ khóa = (Tổng số lần lặp lại của từ khóa / tổng số từ trong bài viết) * 100.
  • Vh – HIDDEN: Không sử dụng màu sắc để ẩn nội dung trên trang. Ví Dụ: màu nền trùng với màu chữ.

Các yếu tố ảnh hưởng tới SEO Off Page : TRUST, LINK, PERSONAL, SOCIAL

Trust

  • Ta – AUTHORITY: Các yếu tố đánh giá độ mạnh của trang: lượng link trỏ về, lượng share …
  • Te – ENGAGE: Thời gian khách ở lại trên trang. Hãy kiểm tra tỉ lệ thoát trang “bounce rate” trong google analytics.
  • Th – HISTORY: Liên quan đến tuổi đời domain, các hoạt động trên domain này.
  • Ti – IDENTITY: Kiểm tra độ tin cậy, danh tín của site trên trang bằng Google Authorship.
  • Vd – PIRACY: Trang web có bị google đánh cờ (flag) vi phạm bản quyền.
  • Va – ADS: Google đánh giá rất thấp những trang chỉ mang tính chất quảng cáo.
  • Lq – QUALITY: Các liên kết từ các trang web chất lượng, uy tín.
  • Lt – TEXT: Đừng dùng những liên kết không có ý nghĩa trỏ về trang chủ.
  • Ln – NUMBER: Số lượng liên kết trỏ về trang của bạn. Bạn nên tập trung vào những liên kết chất lượng.
  • Vp – PAID: Google sẽ phạt những trang đi mua link nhằm thao túng kết quả tìm kiếm.
  • Vl – SPAM: Tạo ra các liên kết bằng cách spam link trên blog, forum, chữ ký…

Personal

  • Pc – COUNTRY: Trang web đó nhắm mục tiêu đến quốc gia nào.
  • Pl – LOCALITY: Cá nhân hóa kết quả tìm kiếm cho người dùng ở các khu vực khác nhau.
  • Ph – HISTORY: Khách thường xuyên truy cập trang của bạn hoặc các trang mạng xã hội.
  • Ps – SOCIAL: Có ai đó lưu trang của bạn vào favored

Social

  • Sr – REPUTATION: Các tín hiệu tốt khi khách chia sẻ bài đăng trên mạng xã hội.
  • Ss – SHARES: Có bao nhiêu lượt share trên các trang mạng xã hội.

Tất cả các yếu tố trong bảng tuần hoàn này đều rất quan trọng, các yếu tố +3 luôn quan trọng nhất bạn nên chú ý điều này . Một yếu tố không làm nên mùa xuân, bạn cần kết hợp được yếu tố thì việc có một thứ hạng tốt sẽ dễ dàng hơn. Các yếu tố màu đỏ sẽ làm giảm thứ hạng trang web của các bạn rất là nhiều.

Bảng nguyên tố tuần hoàn về Content Marketing

Bảng nguyên tố tuần hoàn về Content Marketing 3

Bảng nguyên tố tuần hoàn về Content Marketing được Econsultancy chia sẻ cách sử dụng bảng :

Bảng nguyên tố tuần hoàn về Content Marketing 4

Chiến lược (Content Strategy)

Chiến lược Nội dung được coi là chìa khóa cơ bản để thành công. Nó giống như kim chỉ nam cho các bạn trước khi làm bất kỳ điểm gì liên quan đến Content Marketing. Sẽ có một bài riêng về phần này nền các em yên tâm nhé.

Định dạng (Format)

Nội dung có nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau. Lưu ý rằng các bạn có thể sử dụng nhiều định dạng cho một phần nội dung. Ví dụ một bài viết (Article) trên website có thể cần đến hình ảnh, video, ebook … Ở đây nhìn bảng để chúng ta hiểu rằng có rất nhiều định dạng có thể show cho người xem, chúng ta cũng mới chỉ dùng một vài định dạng phổ biến thôi (Photo, Video, Ebook, Slideshow)

Loại nội dung (Content Type)

Hẳn khi nhìn ở đây, các bạn cũng sẽ không bị bế tắc khi không biết viết gì cho nội dung sắp tới đúng không. Nếu bạn nào đang được giao việc chăm sóc nội dung một fanpage thì chắc chắn sẽ rất thích Content Type đấy.

Nền tảng (Platform)

Để dễ hiểu thì đây giống như một nơi để phân phối nội dung. Chúng ta có thể sở hữu hoặc không sở hữu các Platform này. Để hiểu thêm phần này có thể tìm hiểu về (Owned Media, Earned Media, Paid Media). Tất cả những điều này giúp truyền bá về nội dung của các bạn.

Chỉ số đo lường (Metric)

Những chỉ số này này giúp bạn đo lường hiệu suất của nội dung của các bạn. Đơn giản như bài này mình viết có bao nhiêu người đọc, bao nhiêu người xem mới, bài này có chất lượng không….

Mục tiêu (Goal)

Tất cả nội dung nên hỗ trợ cho các mục tiêu kinh doanh chính của công ty, cho dù đó là để tạo ra nhiều lưu lượng truy cập, hoặc bán nhiều hơn hay để tăng nhận thức về thương hiệu. Thường Goal và Metric sẽ đi với nhau khi các bạn thiết lập Mục đích/ Mục tiêu của Content Marketing.

“Ngòi” chia sẻ ( Sharing Triggers )

Đây là một phần cực kỳ quan trọng, được hiểu như là yếu tố của nội dung khiến cho người đọc phải chia sẻ nội dung này vì điều gì (Funny, sexy, shocking, v.v…). Hãy suy nghĩ về các yếu tố cảm xúc đằng sau việc chia sẻ và đảm bảo nội dung bạn tạo khiến mọi người cảm thấy phải chia sẻ ngay.

Danh mục (Checklist)

Được hiểu đơn giản là những gì mà người làm nội dung phải làm trong quá trình sản xuất nội dung. Các bạn có thể sẽ chỉnh sửa bài đăng này ít nhất 10 lần sau khi xuất bản nó. Các lỗi cần phải được sửa chữa và tất cả nội dung phải được tối ưu hóa đúng cách (ví dụ tối ưu cho kết quả tìm kiếm google, cho xã hội và để hỗ trợ các mục tiêu kinh doanh của bạn). Hãy thực sự kiên nhẫn với điều này nhé!

Một điều quan trọng dành cho những người làm quản lý nội dung đó là luôn đi từ tầng Chiến Lược Nội Dung (Strategy) và Mục tiêu Nội dung (Goal) thì mọi thứ sẽ trở nên đơn giản, vì mọi thứ chúng ta thực hiện đều đi đúng con đường.

Google Tag Manager là gì? Cài đặt chuyển đổi bằng Google Tag Manager

Google Tag Manager là gì?

Google Tag Manager được hiểu là trình quản lý thẻ của Google. Trình quản lý này của Google là công cụ miễn phí cho phép bạn quản lý và triển khai thẻ tiếp thị (đoạn mã hoặc pixel theo dõi) trên trang web của doanh nghiệp, trang web cá nhân hoặc bất kỳ trang web nào (hoặc ứng dụng dành cho thiết bị di động) mà không phải sửa đổi mã.

Dưới đây là một ví dụ rất đơn giản về cách Google Tag Manager hoạt động. Thông tin từ một nguồn dữ liệu (trang web của bạn) được chia sẻ với một nguồn dữ liệu (Analytics) khác thông qua Trình quản lý thẻ của Google. Google Tag Manager trở nên rất tiện dụng khi bạn có rất nhiều thẻ để quản lý vì tất cả mã được lưu trữ ở một nơi.

Google Tag Manager là gì? Cài đặt chuyển đổi bằng Google Tag Manager 5

Cấu Trúc Google Tag Manager:

GTM có 3 thành phần quan trọng chính mà các bạn làm việc thường xuyên như sau:

  • Tags (Các thẻ)
  • Triggers (Trình kích hoạt)
  • Variables (Các biến)

Google Tag Manager là gì? Cài đặt chuyển đổi bằng Google Tag Manager 6

4 Lợi ích của Google Tag Manager:

1. Với Google Tag Manager , bạn không cần phải chỉnh sửa code trên trang web nhiều lần

Thông qua Google Tag Manager , bạn có thể thử nghiệm: thêm, chỉnh sửa, kích hoạt, vô hiệu hoặc xóa bất kỳ thẻ nào một cách nhanh chóng chỉ với vài cú nhấn chuột mà không cần phải cực khổ chỉnh sửa code của từng trang trên website của mình.

Với Google Tag Manager được cài đặt trên trang web, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, và xử lý công việc rất nhanh. Và không cần phải nhờ đến sự trợ giúp của các IT/Developer.

2. Google Tag Manager có thể giúp theo dõi nâng cao

Lợi ích lớn nhất của Google Tag Manager là nó cho phép bạn tùy ý gắn bao nhiêu thẻ vào cũng được. Giúp bạn hiểu rõ hành động cụ thể của khách truy cập đang thực hiện trên Website của bạn. Qua đó bạn có thể điều chỉnh nội dung, sản phẩm sao cho phù hợp với hành vi của người dùng.

Google Tag Manager cung cấp nhiều loại thẻ và biến (variables) thông qua đó bạn có thể thực hiện theo dõi nâng cao.

3. Google Tag Manager giúp việc quản lý thẻ rất tiện lợi, hiệu quả

Như đã nói ở trên, khi bạn sử dụng Google Tag Manager , bạn có thể thêm, chỉnh sửa, kích hoạt, vô hiệu hóa và xóa tất cả các thẻ trên trang web chỉ với vài cú click chuột.

Với khả năng đặc biệt này của Google Tag Manager giúp cho việc quản lý thẻ cực kỳ hiệu quả khi bạn dùng hàng chục thẻ tiếp thị hoặc phân tích trên website của bạn.

4. Giúp tăng tốc website

Khi bạn triển khai các thẻ qua Google Tag Manager , các thẻ sẽ được triển khai riêng lẻ và không đồng bộ với nhau. Vậy nên, khi một thẻ bị tải chậm sẽ không chặn các thẻ khác khi được kích hoạt. Hơn nữa, website của bạn sẽ không phải tải nhiều đoạn code của thẻ.

Do đó khi sử dụng Google Tag Manager nó sẽ giúp website của bạn tải trang nhanh hơn khi bạn không sử dụng.

Cài đặt chuyển đổi bằng Google Tag Manager

Có 6 Loại Chuyển Đổi Hay Gặp Trong Website hay áp dụng:

  1. Hoàn Thành Đơn Hàng.
  2. Cuộc Gọi.
  3. Click vào Chat Zalo.
  4. Form Liên Hệ (Báo Giá, Gọi Lại).
  5. Click vào Chat Facebook.
  6. Set Goal: Time On Page.

Bạn có thể xem bài viết chi tiết: tại đây

Hướng dẫn xóa background ảnh Online

Hướng dẫn xóa background ảnh Online 7

Trước khi chưa khám phá được tool này thì việc xoá Background 1 bức ảnh đối với 1 Marketer hay Designer là 1 công việc tốn nhiều thời gian. Bây giờ thì quá đơn giản.

Công cụ xóa background ảnh online hình ảnh tự động remove.bg

Link Tool: https://www.remove.bg/

Hướng dẫn xóa background ảnh Online 8

Video xóa Background cho ảnh online

Nếu bạn có thắc mắc có thể tham gia group Học Digital Marketing Miễn Phí của Văn Digital để hỏi đáp nhé!

Hướng dẫn nhúng fanpage vào website wordpress

Hướng dẫn nhúng fanpage vào website wordpress 9

Khi bạn đã có một trang Fanpage trên Facebook và bạn cũng đang sở hữu một trang Web thì điều mà bạn quan tâm đến đó là làm sao để nhúng Fanpage vào trang Website wordpress của mình để tăng lượng theo dõi.

Việc liên kết giữa website và Facebook, cụ thể là Fanpage Facebook giúp gắn kết khách hàng với thương hiệu của bạn chặt chẽ hơn. Tạo thêm hiệu ứng thu hút các khách hàng mới đến với thương hiệu của bạn.

Hướng dẫn cách bạn có thể nhúng fanpage vào Website của mình chỉ với vài thao tác đơn giản:

Tạo Code Fanpage Facebook để nhúng vào Website. Trước khi tạo LikeBox trên website bạn cần phải lấy được đoạn code fanpage. Bạn cần làm theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập và đăng nhập tài khoản Facebook vào trang sau:

https://developers.facebook.com/docs/plugins/like-box-for-pages

Bước 2: Tại đây, bạn có thể tùy chỉnh 1 số thông tin trong LikeBox như:

Chi tiết:

  • Show Friends’ Faces: Hiện hình ảnh thành viên like
  • Show Header: Hiện tên tiêu đề likebox phía trên cùng
  • Show Posts: Hiện bài viết của bạn trong fanpage
  • Show Border: Hiện đường viền bao quang LikeBox

nhung-fanpage-vao-website-wordpress

Bước 3: Sau khi đã thiết lập xong, bạn chọn Get Code và dùng code này để nhúng vào Website.

nhung-fanpage-vao-website-wordpress
nhung-fanpage-vao-website-wordpress

Việc tiếp theo, bạn chỉ cần chèn đoạn code này vào bất cứ vị trí nào mà bạn muốn.

Đối với Website sử dụng CMS như Joomla, WordPress, Drupal:

Tạo một module trong Joomla ở dạng Custom hoặc Widget trong WordPress dạng Text. Sau đó chèn đoạn code đã tạo vào và lưu lại. Hoặc có thể tải về các Plugin, phần mở rộng có hỗ trợ việc tích hợp Fanpage Facebook vào trang Web.

Đối với website sử dụng Blogger:

Bạn vào Bố Cục >> Thêm tiện ích và chọn HTML/Javascript. Sau đó bạn chỉ cần dán đoạn code vào phần Nội dung, đặt tên cho phần Tiêu đề và lưu lại là xong.

Tổng hợp các plugin cần thiết cho WordPress bán hàng, dịch vụ

Tổng hợp các plugin cần thiết cho WordPress bán hàng, dịch vụ 10

Tuỳ theo nhu cầu của từng website sẽ có Plugin khác nhau. Dưới đây là các Plugin cần thiết cho wordpress bán hàng hoặc dịch vụ thường dùng.

cac-plugin-can-thiet-cho-wordpress

Ngoài ra còn có khác plugin khác mà dân WordPress vẫn đang sử dụng thường xuyên.

Các plugin cần thiết cho WordPress bán hàng, dịch vụ miễn phí:

  1. iThemes Security Pro: Plugin bảo vệ wordpress theo mình là tốt nhất, hỗ trợ login đa dạng (PAY).
  2. Easy Table of Contents: Tạo menu bài viết.
  3. Akismet Anti-Spam: Chặn spam, mở bình luận không cần phê duyệt mà không sợ bị spam attack
  4. Contact form 7: Tạo form điền thông tin
  5. Easy WP SMTP: Hosting thường chặn gửi email nên dùng plugin hỗ trợ, cấu hình Google gmail là được, gửi email thoải mái
  6. G_translate: Dịch trang thành nhiều ngôn ngữ bằng Google translate
  7. WooCommerce: Cửa hàng
  8. Kk Star Ratings: Giúp review Sao hiển thị trên Google.
  9. Button Contact: Nút liên hệ Call, Zalo v.v…
  10. Disable Comments: Để vô hiệu hóa tính năng bình luận trong tất cả các bài viết.
  11. Classic Editor: Bật trình soạn thảo cổ điển của WordPress và bố cục màn hình Chỉnh sửa bài đăng kiểu cũ (TinyMCE, các hộp meta, v.v.). Hỗ trợ các plugin cũ mở rộng màn hình này.
  12. TablePress: giúp tạo table cho bài viết hiển thị đẹp
  13. FAQ Schema For Pages And Posts: tạo Schema cho các bài lên top
  14. Floating Social Bar: Chèn social vào bài viết trên website
  15. Rank Math: hiện đang được sử dụng rất nhiều.

Hi vọng bài viết của Văn Digital hỗ trợ giải đáp được thắc mắc của bạn.

Sơ đồ kế hoạch Marketing Online

Sơ đồ kế hoạch Marketing Online 11

Bước 1 : Sơ đồ về Nghiên cứu thị trường
Bước 2 : Sơ đồ về Big Idea và Concept
Bước 3 : Sơ đồ về Media Planning

Sơ đồ kế hoạch Marketing Online 12

Bước 1 : Nghiên cứu thị trường : Khách hàng, Đối thủ, Sản phẩm, Thị trường phân phối, SWOT

Sơ đồ kế hoạch Marketing Online 13

Bước 2 : Nghiên cứu Key Message và Key Visual từ đó ra các Ý tưởng truyền thông

Sơ đồ kế hoạch Marketing Online 14

Bước 3 : Phân kênh Digital – Media Planning – Đo lường hiệu quả chiến dịch

Cần làm Digital Marketing liên hệ ngay Văn Digital nhé!

Tiếp thị lại trên mạng tìm kiếm: Các điểm cần lưu ý chính

Tiếp thị lại trên mạng tìm kiếm: Các điểm cần lưu ý chính 15

Các điểm cần lưu ý chính khi tiếp thị lại trên mạng tìm kiếm:

Tiếp thị lại trên mạng tìm kiếm: Các điểm cần lưu ý chính 16

1. Đối tượng này có tác dụng ReMarketing cho Search tức là: Có thể ưu tiên các khách hàng đã từng truy cập vào website của bạn (Cái này do mình lựa chọn nhưng thường anh/em hay chạy cái này) trong một phiên truy vấn, ưu tiên hiển thị mẫu quảng cáo của bạn bằng cách tăng giá thầu 5% – 20% tùy vào quyết định nhà quảng cáo.

Ngoài ra Google cũng khuyến khích tạo tệp này để AI của Google có thể hiểu được tệp khách hàng của website của bạn.

2. Tệp này có thể dùng để chặn click không tiềm năng.( Ví dụ tạo tệp khách vào <10s rồi loại trừ)

Chúc bạn ReMarketing cho Search thành công!

12 Loại ý tưởng viết nội dung marketing hiệu quả

12 Loại ý tưởng viết nội dung marketing hiệu quả 17

Ý tưởng viết nội dung không phải lúc nào cũng có sẵn trong đầu. Không ít Copywriter dễ bị bí ý tưởng sau khi đã viết nhiều nội dung khác nhau.

y-tuong-viet-noi-dung-marketing

Dưới đây là tổng hợp 12 loại ý tưởng viết nội dung Marketing gợi ý cho bạn:

1. Thông tin hướng dẫn mua hàng

Trước khi quyết định mua bất cứ món hàng gì dù giá trị thấp hay cao, người dùng đều có chung một băn khoăn: Liệu đây có đúng là sản phẩm mình nên mua hay không? Làm thế nào để không bị lừa mua phải hàng kém chất lượng?

Vậy nên các bài viết hướng dẫn để trở thành “người tiêu dùng thông minh” luôn thu hút được sự quan tâm & giúp tăng đáng kể khả năng sales cho sản phẩm.

Một vài chủ đề content gợi ý có thể là:

  • 10 điều bạn nên lưu ý khi mua sản phẩm kem chống nắng
  • Hợp đồng bảo hiểm của bạn có bảo vệ được bạn khỏi 8 vấn đề lớn này không?

Đặc biệt với các sản phẩm có giá trị cao, việc đơn giản hoá quy trình thành các bước sẽ cực kỳ hữu ích.

Một vài chủ đề content gợi ý có thể là:

  • 3 bước đơn giản để tậu ngay ngôi nhà mơ ước với chỉ 100 triệu đồng
  • Quy trình 4 bước đơn giản để xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân

2. Thông tin hỏi đáp sản phẩm

Đây là những content chia sẻ cho thấy mức độ bạn thấu hiểu khách hàng của mình. Càng đưa ra & trả lời được nhiều vấn đề đúng tâm lý khách hàng, bạn càng cho thấy mình là lựa chọn lý tưởng nhất cho sản phẩm/dịch vụ mà họ quan tâm.

Một vài chủ đề content gợi ý có thể là:

  • 6 điều bạn nên tham vấn môi giới của mình trước khi quyết định mua bất động sản
  • 9 câu bạn nên hỏi người bán hàng trước khi quyết định chọn mua máy lạnh

3. Những sai lầm cần tránh

Điều gì tạo nên sự khác biệt giữa người mua hàng thông minh & người mua bình thường? Đâu là những sai lầm phổ biến bạn thấy xảy ra thường xuyên với khách hàng của mình?

Liệt kê những sai lầm khách hàng có thể gặp phải kèm theo đó là đề xuất để tránh những sai lầm này, bạn sẽ trở thành “vị cứu tinh” trong mắt khách hàng đấy.

Một vài chủ đề content gợi ý có thể là:

  • 10 sai lầm trong sử dụng khiến máy lạnh nhanh hỏng
  • Đừng vội mua nếu căn hộ mới của bạn gặp phải 5 vấn đề sau

4. Cập nhật xu hướng

Thường xuyên cập nhật các thông tin xu hướng liên quan đến sự phát triển trong ngành, bạn sẽ cho người đọc thấy được tầm nhìn của người “dẫn đầu”, từ đó giúp nâng tầm thương hiệu.

Một vài chủ đề content gợi ý có thể là:

  • 20 kiểu tóc hứa hẹn sẽ trở thành xu hướng mới trong năm 2019
  • 3 công nghệ mới đang dần thay đổi xu hướng Marketing trên thế giới

5. Các dấu hiệu cảnh báo

Những dấu hiệu nào cảnh báo khách hàng hay người dùng tiềm năng của bạn về nguy cơ trở thành nạn nhân của một vấn đề nào đó hay khả năng mất đi một cơ hội tốt? Mô tả các dấu hiệu & kèm theo đó là lời khuyên để giảm thiểu rủi ro (hoặc tối ưu lợi thế của hoàn cảnh hiện tại). Điều này sẽ giúp gia tăng uy tín của bạn trong mắt khách hàng.

Một vài chủ đề content gợi ý có thể là:

  • 7 dấu hiệu cho thấy bạn đang có vấn đề về thận
  • 3 dấu hiệu đặc trưng cho dấu hiệu lừa đảo trong bán hàng đa cấp

6. Chiến lược

Các nội dung xoay quanh chiến lược thường dùng để chỉ ra các vấn đề mà người đọc lo lắng hoặc chưa biết, từ đó cho bạn cơ hội giới thiệu sản phẩm/dịch vụ tương ứng mà mình có thể giúp.

Một vài chủ đề content gợi ý có thể là:

  • 12 cách để giảm chi phí Marketing mà không làm ảnh hưởng kết quả
  • 8 bước để giảm cân đảm bảo hiệu quả lâu dài

7. Định nghĩa các thuật ngữ chuyên môn

Có rất nhiều thuật ngữ chuyên môn mà người dùng nên biết để đánh giá hoặc sử dụng một sản phẩm/dịch vụ nào đó. Vậy nên việc chia sẻ danh sách một số định nghĩa thuật ngữ chuyên môn chính trong ngành của bạn sẽ rất cần thiết & hữu ích.

Một vài chủ đề content gợi ý có thể là:

  • 12 thuật ngữ trong Digital Marketing bạn nên biết để đo lường hiệu quả kênh
  • 10 thuật ngữ chuyên môn bạn cần hiểu rõ khi xem các báo cáo tài chính

8. Chia sẻ các nguồn tài nguyên

Một trong những cách đơn giản nhất để cho thấy hình ảnh về một người/thương hiệu có hiểu biết rộng, độ tin cậy cao & tinh thần hỗ trợ đối với cộng đồng đó chính là chia sẻ các công cụ, sách, website hữu ích trong lĩnh vực của mình.

Một vài chủ đề content gợi ý có thể là:

  • 10 website hữu ích trong nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
  • Top 7 trang web chia sẻ hình ảnh & video chất lượng cao miễn phí

9. Hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn

Khách hàng/ người dùng của bạn cần có những nguồn tài nguyên hay kỹ năng nào để đạt được mục tiêu mà họ mong muốn? Năng lực chuyên môn có thể tồn tại dưới nhiều hình thức như thái độ (làm sao để chuyên nghiệp), kinh nghiệm, kiến thức, công cụ, đào tạo v.v.

Một vài chủ đề content gợi ý có thể là:

  • 9 kỹ năng cần có để trở thành nhà lãnh đạo giỏi
  • Làm thế nào để vượt qua kỳ thi Facebook Blueprint Professional

10. Nâng cao giá trị trải nghiệm

Đây là những bài viết xoay quanh việc hướng dẫn người dùng khai thác tối đa tiềm năng của các dịch vụ/sản phẩm mà họ đang có từ đó nâng cao độ hài lòng với sản phẩm/dịch vụ.

Một vài chủ đề content gợi ý có thể là:

  • 10 công dụng của máy ảnh kỹ thuật số có thể bạn chưa biết
  • Hướng dẫn cách chế biến 5 thức uống con bạn yêu thích từ Cacao

11. Các bài học thực tế (Best practices)

Nếu như các chia sẻ về chiến lược (strategies) xoay quanh “how-to” (làm thế nào để…) thì với best practice đó là sự ứng dụng các kỹ năng/chiến lược vào thực tế, thiên về kết quả đạt được & tính hiệu quả. Chiến lược nào ứng dụng vào hoàn cảnh nào? Kết quả mà những người đi trước thực hiện ra sao?

Một vài chủ đề content gợi ý có thể là:

  • Chìa khóa cho sự phát triển bền vững
  • Bài học thành công từ các thương hiệu nổi tiếng trong ứng dụng Facebook Marketing

12. Các tiêu chuẩn đánh giá

Nội dung các chia sẻ sẽ xoay quanh các tiêu chuẩn (metrics) để giúp người dùng đánh giá hiệu quả các nỗ lực của họ.

Một vài chủ đề content gợi ý có thể là:

Top 12 cách viết bài quảng cáo thu hút và hiệu quả

Top 12 cách viết bài quảng cáo thu hút và hiệu quả 18

Cách viết bài quảng cáo (trên Facebook, SEO,…) hay và thu hút đều dựa vào việc thấu hiểu khách hàng mục tiêu và có công thức về cách viết rõ ràng.

Sau khi đã hiểu rõ được khách hàng mục tiêu bạn hãy áp dụng các công thức dưới đây để có các bài viết quảng cáo thu hút và hiệu quả.

Top 12 cách viết bài quảng cáo thu hút và hiệu quả:

Top 12 cách viết bài quảng cáo thu hút và hiệu quả 19

1. Before – After – Bridge:

  • Before: Trước – Thực trạng chung của vấn đề đang tồn tại.
  • After: Sau – Thực trạng sau khi vấn đề được giải quyết.
  • Bridge: Cầu nối – Thực trạng đó được giải quyết bằng cách nào.

Đây là công thức copywriting đơn giản mà nhiều blog chia sẻ kiến thức áp dụng, nêu ra vấn đề, mô tả một kết quả đáng mơ ước và cách thức để đạt được. Nó khá đơn giản và rất phù hợp để làm phần giới thiệu ban đầu, chia sẻ cập nhật, email marketing.

Ví dụ 1 mẫu tiêu đề: “Thiết kế ảnh cho Social Media tốn rất nhiều thời gian. Bạn hoàn toàn có thể giảm từ 1h xuống chỉ còn 15p, và đây là cách: Link”

2. Problem – Agitate – Solve (PAS)

  • Problem – Xác định vấn đề
  • Agitate – Khuấy động vấn đề
  • Solve – Giải quyết vấn đề

PAS là một trong những công thức được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Copyblogger gọi đây là công thức để thống trị truyền thông xã hội, bạn có thể tham khảo kỹ hơn qua bài viết này.
So với công thức thứ nhất thì công thức PAS này mô tả rõ thực trạng sẽ ra sao nếu vấn đề còn tồn tại.

Ví dụ một mẫu tiêu đề cho công thức này: “Bạn bị bí ý tưởng cho bài viết? Để tình trạng này tiếp diễn hoặc tìm ra giải pháp cho ý tưởng… tham khảo bài viết này

3. Features – Advantages – Benefits (FAB)

  • Features – Tính năng: Những gì mà sản phẩm của bạn có thể làm
  • Advantages – Ưu điểm: Sản phẩm của bạn có gì giúp ích hơn
  • Benefits – Lợi ích: Những điều mà người đọc mong muốn.

Đây là công thức áp dụng để xây dựng nội dung cho sản phẩm khá hay, tập trung tối đa vào lợi ích chứ không nói nhiều về tính năng.

Ví dụ cho một mẫu tiêu đề cho công thức này: “Hệ thống quản lý mạng xã hội giúp bạn lên lịch bài viết hoàn toàn tự động và nhận được nhiều tương tác hơn. Xem ngay tại abc…

4. 4C – Clear – Concise – Compelling – Credible

  • Clear – Rõ ràng.
  • Concise – Ngắn gọn.
  • Compelling – Thuyết phục.
  • Credible – Đáng tin.

Rất đơn giản, đây là công thức nói về tiêu chí để viết nội dung và chỉ cần 4C này là đủ cho tất cả.

Ví dụ cho mẫu nội dung của công thức này: “Ghi nhớ mọi điều! Kể cả đó là sinh nhật của cháu trai. Hãy dùng thử công cụ sắp xếp công việc sau: Link…”

Xem thêm bài Thiết kế banner quảng cáo sáng tạo và hiệu quả như thế nào? áp dụng công thức 4c

Top 12 cách viết bài quảng cáo thu hút và hiệu quả 20

5. 4U – Useful – Urgent – Unique – Ultra-specific

Useful – Có ích: Có ích cho người đọc.
Urgent – Cấp bách: Tạo cảm giác cấp bách cho người đọc.
Unique – Độc nhất: Truyền đạt ý tưởng để đưa ra lợi ích một cách độc đáo nhất.
Ultra-specific – Rất cụ thể: Diễn đạt những điều trên một cách cụ thể nhất.

Công thức này phù hợp cho những đề tài nóng, diễn biến và lan truyền nhanh trên mạng xã hội. Một cách thông minh để đón đầu những hot trend hoặc thông tin có tính chất thời điểm cụ thể trong nội dung truyền tải.
Ví dụ cho mẫu tiêu đều của công thức này: “Workshop sáng thứ 4 tuần này: Trả lời tất cả các câu hỏi về việc khóa tài khoản quảng cáo và không hạn chế thời gian. Hiện chỉ còn 4 slot. Đăng ký tại đây”

6. Attention – Interest – Desire – Action (AIDA)

Attention – Chú ý: Lấy sự chú ý của người đọc.
Interest – Thú vị: Hiển thị thông tin thú vị và tươi mới cho người đọc.
Desire – Mô tả: Những lợi ích của sản phẩm/dịch vụ/ý tưởng mà bạn đang nói tới người đọc.
Action – Hành động: Đưa ra lời kêu gọi hành động.

AIDA là một trong những công thức copywriting chuẩn nhất cho hầu hết các hình thức marketing. Đặc biệt nó được sử dụng để gửi thư trực tiếp, truyền hình, đài phát thanh, các trang bán hàng, các trang landing page, và nhiều hơn nữa.

Ví dụ cho mẫu tiêu đề của công thức này: “Chú ý! Phiên bản đầu tiên cho dự án mới của chúng tôi: tự động tối ưu giá comment quảng cáo FB. Bạn muốn thử không?”

7. A FOREST

  • A – Alliteration – Lặp lại
  • F – Facts – Sự thật
  • O – Opinions – Ý kiến
  • R – Repetition – Lặp lại
  • E – Examples – Ví dụ
  • S – Statistics – Thống kê
  • T – Threes – 3 lần: Lặp lại cái gì đó 3 lần để khiến nó dễ nhớ hơn.

Phương pháp này tương đối khó sử dụng cho những bài viết cập nhật của mạng xã hội tuy nhiên sẽ rất hiệu quả cho những bài viết chuyên môn hoặc xây dựng nội dung cho một landing page có khối lượng thông tin lớn.

8. 5 sự cản trở cơ bản

  • Tôi không đủ thời gian
  • Tôi không đủ tiền
  • Nó sẽ không hoạt động đối với tôi
  • Tôi không tin bạn
  • Tôi không cần nó

Đây là 5 cản trở cơ bản nhất mà bất cứ người đọc nào cũng sẽ phải gặp phải đối với nội dung của bạn. Hãy luôn luôn ghi nhớ 5 vấn đề này khi viết để bạn có thể tìm cách giải quyết vấn đề và làm nội dung của bạn đạt được hiệu quả.

Top 12 cách viết bài quảng cáo thu hút và hiệu quả 21

9. Picture – Promise – Prove – Push (PPPP)

  • Picture – Hình ảnh: Một bức ảnh để tạo sự chú ý cũng như khơi dậy ham muốn.
  • Promise – Cam kết, Lời hứa: Những lợi ích mà sản phẩm/dịch vụ của bạn đem đến cho người đọc.
  • Prove – Cung cấp: Đưa ra sự hỗ trợ cho lời cam kết của bạn.
  • Push – Đẩy: Kêu gọi người đọc hành động để đạt được chuyển đổi.

Công thức điển hình cho các copywriter viết những mẫu quảng cáo bán hàng trên Facebook hiện nay.

10. 5 thành phần của một câu chuyện marketing thành công cần có

  • Bạn cần 1 người anh hùng
  • Bạn cần 1 mục tiêu
  • Bạn cần sự xung đột
  • Bạn cần 1 người dẫn dắt
  • Bạn cần có đạo đức

Một công thức chuyên sâu và chất lượng, bạn có thể đọc và tìm hiểu kỹ càng ở bài viết này, đây là một công thức tuyệt vời để xây dựng một nội dung kể chuyện đầy hấp dẫn. Nếu bạn đang muốn nâng cao khả năng viết “storytelling” của mình thì chắc chắn không thể bỏ qua công thức này.

11. Viết tới một người

Đỉnh cao của quảng cáo chính là quảng cáo cá nhân hóa và theo ngữ cảnh của cá nhân. Nắm chắc công thức này, bạn sẽ tạo được những mẫu quảng cáo có chuyển đổi cao nhất.

12. 3 lý do “Vì sao”

  • Vì sao bạn là tốt nhất
  • Vì sao tôi phải tin bạn
  • Vì sao tôi phải mua nó ngay

3 câu hỏi này cùng với câu trả lời của nó sẽ gợi mở cho bạn viết được mọi mẫu quảng cáo. Nó có thể phù hợp và ứng dụng được cho mọi marketer. Hãy luôn luôn cố gắng trả lời câu hỏi:

“Tại sao tôi phải mua hàng của bạn khi tôi hiểu đối thủ đều tốt hơn bạn và sản phẩm của bạn không có nhiều khác biệt”.

Trả lời được câu hỏi trên thì chắc chắn bạn đã có trong tay một mẫu nội dung khá là hấp dẫn rồi đó.