Kích thước ảnh chạy quảng cáo Facebook

Kích thước ảnh chạy quảng cáo Facebook 1

Nắm rõ kích thước ảnh chạy quảng cáo Facebook chuẩn giúp bạn tiết kiệm thời gian trong thiết kế hình ảnh và đảm bảo việc truyền tải thông điệp hiệu quả đến với đối tượng khách hàng mục tiêu.

Dưới đây là danh sách các loại post mà Văn Digital hay sử dụng trong việc thiết kế định dạng quảng cáo trên Facebook

Kích thước 1 ảnh chạy quảng cáo facebook:

Bạn nên dùng hình ảnh vuông (1:1).

Đề xuất về thiết kế hình ảnh

  • Loại file: JPG hoặc PNG
  • Tỷ lệ: 1,91:1 đến 1:1
  • Độ phân giải: Tối thiểu 1080 x 1080 pixel

Kích thước video chạy quảng cáo Facebook:

Bạn nên dùng hình ảnh vuông (1:1) và video dọc (4:5) và Tối ưu quảng cáo nên sử dụng Video tối đa là 15s.

 Định dạng Video:

  • Loại file: MP4, MOV hoặc GIF
  • Tỷ lệ: 1:1 (dành cho máy tính/di động) hoặc 4:5 (chỉ dành cho di động)
  • Cài đặt video: Nén H.264, pixel vuông, tốc độ khung hình cố định, quét lũy tiến và nén âm thanh stereo AAC ở tốc độ 128 Kb/giây trở lên
  • Độ phân giải: Ít nhất 1080 x 1080 pixel
  • Phụ đề video: Không bắt buộc nhưng được khuyên dùng
  • Âm thanh video: Không bắt buộc nhưng nên dùng

Thời lượng video chạy quảng cáo Facebook:

  • Thời lượng video: 1 giây đến 241 phút (Khuyên dùng tối đa 15s)
  • Kích thước file tối đa: 4 GB
  • Chiều rộng tối thiểu: 120 pixel
  • Chiều cao tối thiểu: 120 pixel

Kích thước ảnh album Facebook:

Đối với Album tối thiểu 4 ảnh cần 1 ảnh có kích thước 603×900 hoặc 448×900 còn các ảnh còn lại yêu cầu là 900×900.

Kích thước ảnh chạy quảng cáo Facebook 2 Kích thước ảnh chạy quảng cáo Facebook 3 Kích thước ảnh chạy quảng cáo Facebook 4 Kích thước ảnh chạy quảng cáo Facebook 5 Kích thước ảnh chạy quảng cáo Facebook 6 Kích thước ảnh chạy quảng cáo Facebook 7

Kích thước avatar cho facebook:

  • kích thước 170×170 pixels cho computers, 128×128 pixels trên điện thoại.

Kích thước cover event facebook:

  • kích thước 1000×523 pixels.

kich-thuoc-anh-chay-quang-cao-facebook

Kích thước ảnh bìa (cover) fanpage facebook :

Nhiều Marketer hay inbox Văn hỏi thiết kế ảnh Cover fanpage sao cho chuẩn nè, hiện tại khi thiết kế 1 ảnh nhưng hiển thị đầy đủ nội dung trên cả Laptop và Mobile bạn cần áp dụng kích thước sau:

Kích thước cover Fanpage cho Desktop:

Kích thước ảnh cho Desktop là 820 x 312px.

Kích thước cover Facebook trên điện thoại:

Kích thước ảnh cho Desktop là 820 x 312px. nhưng thiết kế nội dung nên để trong kích thước 550px để khi hiển thị lên Mobile được đầy đủ thông tin.

kich-thuoc-anh-chay-quang-cao-facebook

Demo đối với Fanpage tại Nutifood Việt Nam

Kích thước video ảnh bìa Facebook:

Video bìa nên có kích thước tối thiểu 1250 x 312 pixel và có thời lượng từ 20 đến 90 giây. Để đạt kết quả tối ưu, hãy chọn video có kích thước 1250 x 463 với tỷ lệ khung hình 2,7.

Nếu bạn có thắc mắc có thể tham gia group Học Digital Marketing Miễn Phí của Văn Digital để hỏi đáp nhé!

Chiến lược cạnh tranh là gì? 4 loại chiến lược cạnh tranh

Chiến lược cạnh tranh là gì? 4 loại chiến lược cạnh tranh 8

Chiến lược cạnh tranh là gì?

Hiện nay để 1 doanh nghiệp để có chỗ đứng trên thị trường, chiếm được thị phần cho riêng mình thì doanh nghiệp cần phải xác định đối thủ cạnh tranh của mình. Đồng thời lên kế hoạch và thực hiện các chiến lược cạnh tranh.

Chiến lược cạnh tranh là gì? 4 loại chiến lược cạnh tranh 9

4 chiến lược cạnh tranh cơ bản mà doanh nghiệp có thể sử dụng:

Chiến lược dẫn đầu về chi phí

Đối với chiến lược này, mục tiêu của công ty là trở thành nhà sản xuất có chi phí thấp nhất trong ngành.

Để làm được điều này, công ty cần sản xuất ở quy mô lớn. Hiệu quả của chiến lược phù thuộc vào quy mô. Vì vậy, những công ty có quy mô nhỏ rất khó để thực hiện nó khi mà nó liên quan đến cả những hợp đồng về cung cấp sản phẩm với giá thấp hơn trên thị trường.

Chiến lược dẫn đầu về chi phí không chỉ có thể áp dụng cho công ty sản xuất mà cũng có thể cho các nhà phân phối. Bởi điểm cốt lõi của chiến lược này là có thể cung cấp sản phẩm với giá thấp hơn ở trong ngành.

Những yếu tố có thể giúp công ty thực hiện được chiến lược này là sản xuất quy mô lớn, nguồn nguyên liệu giá thấp, hoạt động quản lý hiệu quả, phân phối hiệu quả,…

Chiến lược khác biệt hóa là gì?

Theo chiến lược này, các hãng duy trì tính năng độc đáo của sản phẩm trên thị trường để tạo ra sự khác biệt. Theo đó, một sản phẩm cần có thể tạo sự khác biệt – USP với sản phẩm tương tự trên thị trường thông qua chất lượng vượt trội, tính năng gia tăng,… nó có thể được tính giá cao hơn.

Các công ty có thể sử dụng chiến lược khác biệt hóa này để trở thành người dẫn đầu thị trường.

Ví dụ về chiến lược khác biệt hóa

Một ví dụ rõ ràng nhất về chiến lược này là Apple.

Kể từ khi Apple Inc. giới thiệu thế hệ iPhone đầu tiên vào tháng 1 năm 2007, chiến lược sản phẩm của công ty đã rất rõ ràng: Thiết kế một chiếc điện thoại thông minh cao cấp, trong đó trải nghiệm người dùng quan trọng hơn việc tạo ra một loạt các tính năng. IPhone không phải là điện thoại thông minh đầu tiên có khả năng Web di động, email và giao diện người dùng màn hình cảm ứng, nhưng nó được thiết kế để mang lại trải nghiệm cải tiến so với các điện thoại thông minh khác. Đây là lý do tại sao khách hàng phải xếp hàng chờ hàng giờ đồng hồ để mua mỗi phiên bản iPhone mới.

Chiến lược tập trung chi phí

Chiến lược này có sự tương đồng với chiến lược dẫn đầu về chi phí, nhưng tại chiến lược này, doanh nghiệp tập trung vào một phân khúc thị trường cụ thể và giữ chi phí thấp trong phân khúc thị trường đó để cung cấp sản phẩm với mức giá thấp nhất.

Loại chiến lược này rất hữu ích để có thể thỏa mãn người tiêu dùng và tăng nhận thức về thương hiệu.

Chiến lược tập trung phân biệt

Tương tự với chiến lược tập trung chi phí, chiến lược tập trung sự khác biệt cũng tạo ra sự khác biệt trong khi nhắm vào một phân khúc thị trường cụ thể.

Lợi thế cạnh tranh

Đạt được lợi thế cạnh tranh chính là mục tiêu của các chiến lược cạnh tranh.

Lợi thế cạnh tranh thể hiện sự đặc biệt, vượt trội so với đối thủ.

Thời gian duy trì lợi thế cạnh tranh của công ty phụ thuộc vào:

  • Những rào cản bắt chước.
  • Năng lực của đối thủ cạnh tranh.
  • Sự năng động chung của xã hội và của ngành hàng.

Rào cản bắt chước ngăn cản đối thủ cạnh tranh sao chép những năng lực đặc biệt của công ty một cách dễ dàng. Các đối thủ sẽ luôn bắt chước những điều đặc biệt, cấp tiến của công ty. Những yếu tố hữu hình sẽ dễ dàng bị bắt chước hơn là yếu tố vô hình.

5 cách để gia tăng năng lực cạnh tranh

  1. Lựa chọn thị trường (ngách) thích hợp.
  2. Thu hút khách hàng mục tiêu thông qua content marketing.
  3. Chiến lược giữ chân khách hàng có giá trị cao.
  4. Phát triển với khách hàng mục tiêu của bạn.
  5. Luôn giáo dục và đi trước các xu hướng.

Duy trì lợi thế cạnh tranh

Vì đạt được lợi thế cạnh tranh là mục đích chính của các chiến lược cạnh tranh, việc duy trì năng lực cạnh tranh cũng là một công việc không kém phần quan trọng.

Để làm được điều có, có thể thực hiện các cách sau:

  • Tập trung vào việc xây dựng các khối lợi thế cạnh tranh
  • Phát triển năng lực đặc biệt
  • Tạo môi trường học tập trong tổ chức
  • Có cơ chế để cải tiến liên tục
  • Vượt qua những rào cản để thay đổi

7 chiến lược tăng trưởng của McKinsey bao gồm:

  1. Bán sản phẩm hiện có cho khách hàng hiện tại.
  2. Thâu tóm khách hàng mới tại những thị trường hiện có.
  3. Tạo ra sản phẩm và dịch vụ mới.
  4. Phát triển cách tiếp cận phân phối mới.
  5. Di chuyển sang vị trí địa lý mới.
  6. Tạo ra một cơ cấu ngành mới.
  7. Mở ra cơ hội cạnh tranh mới.

Tạo khung Avatar Facebook: chỉ trong 5 bước

Tạo khung Avatar Facebook: chỉ trong 5 bước 10

Tạo Khung Avatar Facebook là gì?

Tạo Khung Avatar Facebook là tính năng cho phép người dùng tạo ra khung hình trang trí cho avatar cá nhân hoặc Fanpage qua đó bày tỏ sự hưởng ứng đối với sự kiện hoặc một tổ chức nào đó.

Bạn có thể bắt gặp Frame khi có ai đó là fan của ca sĩ hay của câu lạc bộ bóng đá nào đó. Một frame được tạo ra có thể được sử dụng bởi nhiều người, tạo nên một chiến dịch truyền thông đồng bộ.

Nguồn tham Khảo mẫu tạo khung Avatar Facebook đẹp ở đâu?

Bạn có thể tìm thấy nó ở Facebook cá nhân của mình Click vào Avatar => Thêm Khung

tao-khung-avatar-facebook-1
Nguồn Tham Khảo Frame Avatar Facebook

 

Tìm kiếm theo chủ đề loại khung mà bạn quan tâm nhé.

tao-khung-avatar-facebook-2

 

Kích thước frame avatar Facebook:

Bạn thiết kế theo khổ hình vuông 1×1 định dạng File PNG 

5 Bước để tạo khung Avatar Facebook:

Bước 1: Để bắt đầu, hãy mở đường link Frame Studio của Facebook tại đây.

Trong giao diện quản lý của Frame Studio, bạn chọn “Tạo khung” (Create Frame).

tao-khung-avatar-facebook-3

Bước 2: Tại giao diện tạo khung hiện ra như hình, bạn nhấn vào mục “Tải ảnh lên” (Upload Art) và chọn những hình ảnh trang trí hoặc hiệu ứng cho khung.

Lưu ý: Bạn nên chọn những hình ảnh với định dạng PNG với nền trong suốt và có thể tải lên nhiều file PNG cùng một lúc.

tao-khung-avatar-facebook-4

Bước 3: Hình ảnh được tải lên sẽ hiện ra trên nền avatar. Bạn có thể di chuyển chúng tới vị trí mong muốn hoặc phóng to thu nhỏ tùy thích bằng cách nhấp kéo các góc của hình ảnh.

Ở đây do chưa mình lấy hình Avatar của mình để làm ví dụ luôn.

Lưu ý: Kiểm tra khung đã thiết kế đúng chuẩn (nội dung bạn cần truyền tải đến người tiêu dùng ở phần xem trước tròn nhé)

Tạo khung Avatar Facebook: chỉ trong 5 bước 11

Bạn có thể xem trước hình ảnh hiển thị khi di chuột vào icon dạng tròn và vuông bên phải giao diện. Sau khi hoàn tất căn chỉnh, bạn nhấn Tiếp (Next) để sang bước tiếp theo.

Bước 4: Điền các thông tin chi tiết bao gồm:

  • Tên của khung (Name)
  • Vị trí
  • Lịch trình sử dụng hiệu ứng (Schedule)
  • Từ khoá.

Khi Xong bạn nhấn Tiếp (Next) để lưu lại các thông tin đã nhập.

tao-khung-avatar-facebook

Bước 5: Xem trước trên di động (Preview) giao diện Avatar của mình khi áp dụng Frame vừa tạo. Bạn có thể “Lưu dưới dạng bản nháp” hoặc ấn Đăng (Publish) để Facebook bắt đầu kiểm duyệt.

tao-khung-avatar-facebook
Nếu Frame của bạn thỏa mãn chính sách của Facebook thì sẽ được cấp phép sử dụng, bạn và mọi người bắt đầu có thể tìm kiếm Frame để dùng (khi thay Avatar).

Thế là Xong

Tạo khung Avatar Facebook: chỉ trong 5 bước 12

Trên đây là hướng dẫn chi tiết để bạn có thể bắt đầu tạo ngay Frame avatar Facebook cho sự kiện CLB/ công ty của mình.

Tuy nhiên mới chỉ là các thao tác tạo, còn để có một Frame đẹp đẽ được nhiều người hưởng ứng, thì bạn cần phải sản xuất ra các hình định dạng PNG bắt mắt và có tư duy sắp xếp một cách hợp lý.

Giải Pháp Thay Thế Tạo Khung Avatar Facebook bị lỗi

Hiện tại do ảnh hưởng từ Covid 19 không thể tạo Frame Facebook trực tiếp được nữa bạn có thể sử dụng https://www.twibbonize.com/ để tạo Frame cho người dùng.

Cách sử dụng Twibbonize trong 4 bước

Truy cập website: https://www.twibbonize.com/

Bước 1: Đăng ký tài khoản https://www.twibbonize.com/signup

Có 3 hình thức đăng ký bằng Google, Facebook hoặc Email tùy các bạn chọn lựa.

Tạo khung Avatar Facebook: chỉ trong 5 bước 13

Bước 2: Đăng nhập https://www.twibbonize.com/login

Tạo khung Avatar Facebook: chỉ trong 5 bước 14

Bước 3: Tạo New campaign

Tạo khung Avatar Facebook: chỉ trong 5 bước 15

Add Module để thêm Frame.

Tạo khung Avatar Facebook: chỉ trong 5 bước 16

Bước 4: Lưu và copy đường link để sử dụng:

Tạo khung Avatar Facebook: chỉ trong 5 bước 17

Mong bạn sẽ có 1 chiến dịch thành công và nhớ follow Văn Digital để cập nhật thêm nhiều kiến thức hay về Digital Marketing khác.

Mô hình SMART là gì? Xác định mục tiêu Marketing theo SMART

Mô hình SMART là gì? Xác định mục tiêu Marketing theo SMART 18

Muốn công việc đạt hiệu quả cao, bạn cần phải đặt mục tiêu tốt. Việc xây dựng và thiết lập mục tiêu chính là một trong những kỹ năng cực kỳ quan trọng, là chìa khoá đưa bạn đến cảnh cửa thành công, bởi thiết lập mục tiêu tốt sẽ đem tới một định hướng tương lai tốt. Một trong những phương pháp hữu dụng để đạt được điều đó là cách xác định mục tiêu theo mô hình SMART.

Mô hình SMART là gì?

Mô hình SMART là mô hình thiết lập mục tiêu hiệu quả giúp các doanh nghiệp hay các chuyên gia Marketing thiết lập và đánh giá tính cụ thể, mức độ khả thi, sự liên quan và tính hợp lý của các mục tiêu trong kế hoạch dựa trên 5 tiêu chí: Specific (Cụ thể) – Measurable (có thể Đo lường được) – Actionable (Tính Khả thi) – Relevant (Sự Liên quan) – Time-Bound (Thời hạn đạt được mục tiêu).

mo-hinh-smart

Sử dụng mô hình SMART còn giúp doanh nghiệp xác định được mục tiêu tiếp thị phù hợp với chiến lược kinh doanh theo từng thời điểm khác nhau, giúp doanh nghiệp nhận ra những được và mất, hoàn chỉnh hơn trong quy trình kinh doanh.

Cách xác định mục tiêu Marketing theo mô hình SMART

Xác định mục tiêu marketing theo SMART giúp quá trình thực hiện các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao bởi nhiều doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến tính hiệu quả và khả thi của mục tiêu mà mình đặt ra, điều này dẫn đến những khó khăn về sau khi kế hoạch đã được triển khai và mô hình SMART ra đời để giải quyết vấn đề này.

S – Specific

Tính cụ thể, chi tiết và dễ hiểu của mục tiêu đặt ra: Các mục tiêu đề ra càng chi tiết và cụ thể bao nhiêu càng dễ xác định cơ hội nắm bắt vấn đề và mức độ khả thi, đo lường các vấn đề và cơ hội thực tế có thành công hay không. Thường khi xây dựng mục tiêu cá nhân, nhiều người còn khá mơ hồ và chưa có định hướng cho kết quả sau này muốn đạt được mà chỉ tóm gọn trong những lời lẽ chung chung, thiếu chi tiết, như vậy sẽ rất khó đo lường mức độ khả thi và thực tế những gì đã làm có đúng định hướng kế hoạch hay không.

M – Measurable

Là mục tiêu có thể đo lường được: và những mục tiêu này nên gắn liền với những con số cụ thể. Việc xây dựng mục tiêu theo nguyên tắc SMART sẽ thể hiện tham vọng của bạn. Chẳng hạn như bạn đặt ra mục tiêu sẽ tiếp thị và chốt thành công 10 đơn sales trong vòng 1 tháng, giá trị mỗi hợp đồng sales là 700 triệu đồng, vậy mỗi tuần bạn cần phải hoàn thành tối thiểu 3 đơn sales thành công, không để công việc bị chậm tiến độ. Đó là cách để bạn hoàn thành mục tiêu nhanh nhất, đo lường hiệu quả công việc đạt được mỗi ngày, mỗi tuần. Khi bạn đặt mục tiêu cá nhân cần biết khả năng của mình có hoàn thành được hay không, đo lường mức độ hiệu quả của nó như thế nào, các số liệu cụ thể để đánh giá kết quả đó dựa trên những con số thực tế.

A – Actionable

Actionable là tính khả thi của mục tiêu. – Đây cũng là tiêu chí quan trọng khi đặt ra mục tiêu theo mô hình SMART. Bạn cần nghiêm túc cân nhắc đến khả năng của bản thân có đạt được mục tiêu đó hay không hay nó quá sức với mình. Xác định tính khả thi của mục tiêu để biết mình đang ở đâu, hiểu về khả năng của bản thân trước khi đề ra một kế hoạch quá sức mình dẫn tới phải bỏ cuộc giữa chừng. Hơn thế nữa, xác định tính khả thi của mục tiêu cũng sẽ là động lực để bạn cố gắng đạt được kế hoạch, mục tiêu trong khả năng của mình để cảm thấy đó là động lực cố gắng, đầy thích thú và thách thức giới hạn bản thân. Với những mục tiêu quá dễ đạt hoặc quá khó đạt đều dễ gây ra tâm lý chán nản, không hào hứng.

R – Relevant

Ý chỉ mục tiêu cá nhân của bạn có liên quan và phù hợp với mục tiêu chung của công ty hay không? Mục tiêu cá nhân nên liên quan đến định hướng phát triển trong công việc, lĩnh vực đang làm, phù hợp với định hướng và sự phát triển chung của công ty. Mục tiêu đó có đáp ứng được các vấn đề mà marketer phải đối mặt không?

T – Time-Bound

Các mục tiêu đề ra có thực hiện trong đúng thời hạn đã cam kết hay không. Việc áp đặt thời gian hoàn thành công việc, mục tiêu sẽ gây áp lực đến mỗi cá nhân để họ có trách nhiệm và hoàn thành đúng deadline công việc. Hơn thế nữa, việc thiết lập thời gian hoàn thành công việc sẽ tạo tính kỷ luật và chuyên nghiệp cho cá nhân, quản lý thời gian và năng suất công việc theo tiến độ hiệu quả.

Ví dụ cho các mục tiêu Marketing theo mô hình SMART

Tham khảo một số ví dụ cụ thể cho các mục tiêu Marketing được thiết lập theo mô hình SMART giúp bạn trở thành một nhà tiếp thị tốt hơn.

Ví dụ về mục tiêu số lượng người đăng ký tham dự hội thảo trên web

  • Mục tiêu SMART: Vào ngày 11/11, ngày tổ chức hội thảo trên web của chúng tôi, số lượng đăng ký sẽ tăng tối thiểu 25% bằng cách quảng cáo thông qua mạng xã hội, email, blog và tin nhắn Facebook.
  • Tính cụ thể: Đề ra mục tiêu mời được ít nhất 200 người, tối đa là 500 người đăng ký tham dự hội thảo trên web thông qua các hình thức tiếp thị qua các trang mạng xã hội, email marketing, blog và Facebook Messenger.
  • Mục tiêu có thể đo lường được: Thông qua các công cụ phân tích dữ liệu cho thấy, số lượng người tương tác về hội thảo tăng 10%.
  • Tính khả thi: Lần tổ chức hội thảo trên web gần nhất của chúng tôi đã ghi nhận số lượng người đăng ký tham gia tăng 20% khi chúng tôi tiếp thị và quảng cáo trên mạng xã hội Facebook và email.
  • Tính thích hợp: Việc tổ chức hội thảo thành công sẽ là tiền đề để công ty của chúng tôi tạo ra nhiều khách hàng tiềm năng, mở rộng thị trường, tăng độ phủ cho doanh nghiệp cũng như mang về nhiều hợp đồng giá trị với khách hàng.
  • Giới hạn thời gian: Tiếp thị và chào mời khách hàng tham dự hội thảo trong 20 ngày, đến ngày diễn ra hội thảo trên web.

Ví dụ về mục tiêu số đăng ký email

  • Mục tiêu SMART: Trong 3 tháng, số lượng người đăng ký nhận email của chúng tôi tăng 50% bằng cách tăng ngân sách quảng cáo Facebook cho những bài đăng được nhận được nhiều tương tác và đọc nhiều nhất.
  • Tính cụ thể: Tăng số lượng người đăng ký nhận mail của chúng tôi thông qua tăng ngân sách chạy quảng cáo Facebook các bài đăng blog có lịch sử được nhiều người đọc và tương tác nhất.
  • Đo lường được: Mục tiêu tăng 50% số lượng người đăng ký email.
  • Tính khả thi: 2 tháng trước, chúng tôi đã áp dụng chiến lược tiếp thị qua email, với các công cụ đo lường phân tích dữ liệu đã cho thấy, tỷ lệ người dùng đăng ký nhận mail từ chúng tôi đã tăng 35% so với thời gian trước.
  • Tính thích hợp: Bằng cách tăng số lượng người đăng ký nhận email của chúng tôi, lưu lượng truy cập website của chúng tôi tăng trưởng nhanh, gia tăng nhận diện thương hiệu, thu hút về nhiều khách hàng tiềm năng biết đến và tin dùng sản phẩm của mình.
  • Giới hạn thời gian: Trong 3 tháng.

UTM Tracking là gì? Hướng dẫn tạo UTM Tracking chuẩn

UTM Tracking là gì? Hướng dẫn tạo UTM Tracking chuẩn 19

UTM Tracking là gì?

UTM là viết tắt của Urchin Tracking Module, đây  một đoạn mã mà bạn thêm vào đường dẫn URL để bổ xung thông tin cho URL ấy. UTM Tracking sẽ giúp các bạn có thể kiểm tra traffic hay chuyển đổi đến từ chiến dịch hay nội dung marketing nào trên Google Analytics.

utm-code-tracking-la-gi

Cấu trúc chuẩn của Utm Code Tracking:

Để tìm hiểu thêm, bạn hãy xem các liên kết trong 5 phần tài nguyên liên quan bên dưới. Dưới đây giải thích chi tiết và ví dụ về từng thông số chiến dịch để bạn có thể tham khảo.

* Campaign Source = Nguồn truy cập vào website (utm_source)

Sử dụng utm_source để xác định công cụ tìm kiếm, tên bản tin hoặc nguồn (google, facebook) khác.

Ví dụ: utm_source = google

  • google = Từ Google
  • facebook = Từ Facebook
  • youtube = Từ Youtube
  • <tên website> = Từ một website nhất định nào đó. Ví dụ: vnexpress = Từ Vnexpress.net
  • email = Từ Email (newsletter)
  • adnet_tên networks = Từ Ad Networks (vd: MicroAd, criteo…)
  • affiliate_tên nguồn cộng tác = Tên nguồn cộng tác (vd: Coccoc..)

* Campaign Medium = Phương thức truy cập (utm_medium)

Cần thiết.

Sử dụng utm_medium để xác định phương tiện như email hoặc giá mỗi nhấp chuột (cpc).

Ví dụ: utm_medium = display

  • display = Display banners
  • article = PR Articles
  • cpa = Hình thức mua quảng cáo – trả tiền khi người dùng thực hiện hành vi chuyển đổi quảng cáo (Google adwords, Facebook Ad…)
  • cpc = Hình thức mua quảng cáo – trả tiền khi người dùng click vào quảng cáo (Google adwords, Facebook Ad…)
  • cpe = Hình thức mua quảng cáo – trả tiền khi người dùng tương tác với quảng cáo (Facebook Ad…)
  • sms = Truy cập link trong tin nhắn quảng cáo
  • email = Truy cập link qua email
  • fb_fan = Facebook Fanpage / Community
  • ZaloUID = truy cập link từ tin truyền thông của Zalo

* Campaign name = Tên Brand (utm_campaign)

Cần thiết.

Được sử dụng để phân tích từ khóa. Sử dụng utm_campaign để xác định chiến dịch chiến lược hoặc quảng cáo sản phẩm cụ thể.

Ví dụ:

  • utm_campaign = spring_sale
  • utm_campaign = Growplus+
  • utm_campaign = NNRIS
  • utm_campaign = Varna
  • utm_campaign = NuviGrow

Campaign Term (utm_term)

Được sử dụng cho tìm kiếm có trả tiền. Sử dụng utm_term để ghi lại các từ khóa cho quảng cáo này.

Ví dụ:

  • utm_term = running
  • utm_term = shoes

Campaign Content (utm_content)

Được sử dụng để thử nghiệm A / B và quảng cáo nhắm mục tiêu theo nội dung. Sử dụng utm_content để phân biệt loại nội dung quảng cáo hoặc liên kết trỏ đến cùng một URL.

Ví dụ:

  • utm_content = logolink
  • utm_content = textlink

* Lưu ý:

  • Nhưng UTM có dấu * là bắt buộc phải có
  • Đối với link website => trước đoạn UTM là dấu “?”

Cách tạo nhanh UTM Tracking vào quản lý Marketing hiệu quả

Ngoài cách tự tạo bằng File cá nhân theo cấu trúc chuẩn, bạn có thể tạo nhanh UTM Tracking thông qua trình tạo Campaign URL Builder miễn phí của Google để đảm bảo tạo UTM đúng chuẩn.

Link tạo: https://ga-dev-tools.appspot.com/campaign-url-builder/

UTM Tracking là gì? Hướng dẫn tạo UTM Tracking chuẩn 20

Lưu ý: Các nội dung có đánh dấu  (*) là bắt buộc phải có khi tạo utm tracking.

Kiểm tra UTM trong Google Analytics 4 như thế nào?

Hiện nay phần lớn đã cập nhật GA4, Bạn có thể tìm UTM campaign ở 3 nơi Acquisition: OverviewUser acquisition, and Traffic acquisition.

 

UTM Tracking là gì? Hướng dẫn tạo UTM Tracking chuẩn 21

Báo cáo Acquisition overview:

Nhấn vào Acquisition overview.

Bạn sẽ tìm thấy dữ liệu chiến dịch của mình trong session medium and campaign.

UTM Tracking là gì? Hướng dẫn tạo UTM Tracking chuẩn 22

Báo cáo User acquisition

Nhấn vào User acquisition. Nhấp vào menu thả xuống phía trên cột báo cáo đầu tiên. Chọn First user campaign.

UTM Tracking là gì? Hướng dẫn tạo UTM Tracking chuẩn 23

Báo cáo Traffic acquisition 

Nhấn vào Traffic acquisition. Nhấp vào menu thả xuống phía trên cột báo cáo đầu tiên. Chọn Session campaign.

UTM Tracking là gì? Hướng dẫn tạo UTM Tracking chuẩn 24

DebugView

Trong báo cáo DebugView , bạn xem từng thông số UTM của chiến dịch cho sự kiện page_view trong thời gian thực.

Sao chép một trong các URL chiến dịch của bạn với các thông số UTM và dán vào cửa sổ trình duyệt ẩn danh / riêng tư trong khi không đăng nhập với tư cách Quản trị viên hoặc Người chỉnh sửa.

Trong một cửa sổ hoặc tab riêng biệt có thuộc tính GA4 của bạn đang mở, hãy nhấp vào Configure » DebugView .

Nhấp vào sự kiện page_view trong dòng thời gian dọc khi nó xuất hiện.

Xem sự kiện page_view Các thông số ở bên phải dòng thời gian. Mở rộng các thông số chiến dịch, nội dung, phương tiện và nguồn để xem từng giá trị thông số UTM.

UTM Tracking là gì? Hướng dẫn tạo UTM Tracking chuẩn 25

Bây giờ bạn biết nơi tìm dữ liệu mã theo dõi UTM của mình.

Tất nhiên, bạn sẽ muốn ẩn lớp đó hoặc xóa hoàn toàn lớp đó trước khi xuất file nhé và nhớ follow Văn Digital để cập nhật thêm nhiều kiến thức hay về Digital Marketing khác.

Google Tag Assistant là gì? và Hướng dẫn sử dụng Google Tag Assistant

Google Tag Assistant là gì? và Hướng dẫn sử dụng Google Tag Assistant 26

Google Tag Assistant là gì?

Google Tag Assistant là một tiện ích mở rộng ( hay được gọi là extension) được phát triển bởi Google sử dụng trên trình duyệt Chrome. Tính năng chính của Google Tag Assistant là để kiểm tra, khắc phục sự cố trong quá trình cài đặt các thẻ Google khác nhau như Google Tag Manager, Google Analytics 4 v.v…cũng như nhiều loại thẻ khác được tạo thông qua Google Tag Manager.

Google Tag Assistant là gì? và Hướng dẫn sử dụng Google Tag Assistant 27

Hướng dẫn cài đặt và sử dụng Google Tag Assistant:

Bạn có thể xem Video hướng dẫn và tải xuống plugin miễn phí:  tại đây

Chúc các bạn cài đặt thành công.

Hướng dẫn cài đặt theo dõi chuyển đổi Google Ads

Hướng dẫn cài đặt theo dõi chuyển đổi Google Ads 28

Chuẩn bị cho website cài đặt chuyển đổi cần cài đặt xong Google Tag Manager, Cài đặt Google Analytic 4 và kết nối thành công với Google Tag Manager và công cụ Google Tag Assistant để kiểm tra sau khi cài đặt.

Có 5 Loại Chuyển Đổi Hay Gặp Trong Website như sau:

  1. Cuộc Gọi
  2. Click vào Chat Zalo
  3. Click vào Chat FB
  4. Chuyển đổi điền Form
  5. Chuyển đổi mua hàng

Hướng dẫn cài đặt theo dõi chuyển đổi Google Ads 29

Hướng dẫn cài đặt theo dõi chuyển đổi Google ads

1. Cài đặt chuyển đổi cuộc gọi:

a. Cài Đặt Trong Google Ads

Với 3 bước bạn đã cài đặt chuyển đổi cuộc gọi thành công trên Google Ads và ở thông tin ID và Mã chuyển đổi cần có để kết nối với Google Tag Manager

Bước 1: vào Google Ads > Công cụ và cài đặt > Lượt Chuyển Đổi

Hướng dẫn cài đặt theo dõi chuyển đổi Google Ads 30

Bước 2: Thêm Hành động chuyển đổi mới

Hướng dẫn cài đặt theo dõi chuyển đổi Google Ads 31

Bước 3: Cài đặt các thông số cần chuyển đổi:

Hướng dẫn cài đặt theo dõi chuyển đổi Google Ads 32

 

Bước 4: Lấy thông tin ID chuyển đổi và Nhãn chuyển đổi để kết nối với GTM:

Hướng dẫn cài đặt theo dõi chuyển đổi Google Ads 33

b. Cài đặt trong Google Tag Manager

Ở bước GTM bạn cần cài đặt 3 thẻ:

  1. Trình liên kết chuyển đổi: Để thông báo với GG Ads có chuyển đổi từ quảng cáo trên site.
  2. Call Đáo hạn 247: Thẻ này theo dõi chuyển đổi gọi trên website
  3. Cấu Hình Ga4: Liên kết GA4 với Google Tag Manager

Hướng dẫn cài đặt theo dõi chuyển đổi Google Ads 34

Chọn cấu hình thẻ -> Nhấp chuột (Tất cả các yếu tố) -> Click URL chứa : Tel:Sđt -> Submit Thẻ

Lưu ý: ID chuyển đổi và nhãn chuyển đổi là thông tin copy từ Google Ads như Văn có nhắc ở trên

Hướng dẫn cài đặt theo dõi chuyển đổi Google Ads 35

c. Tracking cài đặt hoàn thành với Google Tag Assistant

Bước 1: chọn mục xem trước ở Google Tag Manager:

Hướng dẫn cài đặt theo dõi chuyển đổi Google Ads 36

Bước 2:  Nhập website cần kiểm tra hành động và qua website thực hiện hành động cần kiểm tra trên site

Hướng dẫn cài đặt theo dõi chuyển đổi Google Ads 37

Bước 3: Kiểm tra nếu hành động hiển thị ở mục Tags Fires thì xem như đã cài đặt thành công. Nếu hành động nằm ở mục Tags not Fired thì bạn cần kiểm tra lại thông tin.

Hướng dẫn cài đặt theo dõi chuyển đổi Google Ads 38

Cài đặt tracking chat Zalo:

a. Cài Đặt Trong Google Ads:

Bước đầu tiên vào Google Ads -> Lượt Chuyển Đổi -> Cuộc Gọi Điện Thoại  -> Chọn danh mục là khách hàng tiềm năng

b. Cài đặt trong Google Tag Manager

Chọn cấu hình thẻ -> Nhấp chuột (Tất cả các yếu tố) -> Click URL chứa : Link Icon Zalo -> Submit Thẻ

c. Tracking cài đặt hoàn thành với Google Tag Assistant

Cài đặt tracking chat Facebook:

a. Cài Đặt Trong Google Ads

Bước đầu tiên vào Google Ads -> Lượt Chuyển Đổi -> Hình Thức Chuyển Đổi Trang Web -> Sử dụng trình quản lý Google Tag Manager

b. Cài đặt trong Google Tag Manager.

Chọn cấu hình thẻ -> Theo dõi chuyển đổi trên Google Ads (dùng ID chuyển đổi và nhãn chuyển đổi trong Google Ads)

Chọn cấu hình thẻ -> Nhấp chuột (Tất cả các yếu tố) -> Click URL chứa : Link Icon Facebook -> Submit Thẻ

c. Tracking cài đặt hoàn thành với Google Tag Assistant

Cài đặt tracking nút mua hàng:

a. Cài Đặt Trong Google Ads

Bước đầu tiên vào Google Ads -> Lượt Chuyển Đổi -> Hình Thức Chuyển Đổi Trang Web -> Sử dụng trình quản lý Google Tag Manager

b. Cài đặt trong Google Tag Manager.

Chọn cấu hình thẻ -> Theo dõi chuyển đổi trên Google Ads (dùng ID chuyển đổi và nhãn chuyển đổi trong Google Ads)

Trình kích hoạt -> Cửa sổ được tải -> Page Path (Có trang hoàn thành) chứa link trang hoàn thành.

c. Tracking cài đặt hoàn thành với Google Tag Assistant

Cài đặt tracking Form Liên Hệ (Báo Giá, Gọi Lại):

a. Cài Đặt Trong Google Ads:

Bước đầu tiên vào Google Ads -> Lượt Chuyển Đổi -> Cuộc Gọi Điện Thoại  -> Chọn danh mục là khách hàng tiềm năng

b. Cài đặt trong Google Tag Manager

Chọn cấu hình thẻ -> Nhấp chuột (Tất cả các yếu tố) -> Form Class chứa Class -> Submit Thẻ

c. Tracking cài đặt hoàn thành với Google Tag Assistant

Kết Nối Google Tag Manager với Google Analytic

Bước 1: Lấy mã tracking tại Google Analytics. Phần Admin -> Property -> Tracking Info -> Tracking Code

Như ví dụ dưới, ta được mã là: UA-138975843-1

Bước 2: Tại GTM, chọn menu Variables, rồi click button New để tạo biến mới

Bước 3: Tại màn hình mới, click vào hình tròn để chọn kiểu biến. Vì để lưu mã tracking GA nên ta sẽ chọn kiểu là Google Analytics Settings

Bước 4: Đặt tên biến là GAID, điền giá trị mà đã copy ở bước 1 vào mục Tracking ID, sau đó click button Save để lưu lại

Bước 5: Chọn menu Tags, click button New để tạo thẻ tag mới

Bước 6: Chọn kiểu tag là Google Analytics – Universal Analytics

Bước 7: Chọn trigger cho tag là All Pages (là trigger có sẵn trên hệ thống)

Bước 8: Đặt tên cho thẻ là GA – PageView – All Pages, rồi chọn biến GAID mà chúng ta đã tạo ở bước 4 để gán mã tracking tương ứng. Click button Save để hoàn tất.

Như vậy chúng ta hoàn tất phần thiết lập cơ bản, cài đặt mã tracking Google Analytics.

Thiết lập mục tiêu tại Google Analytics

Với thiết lập tại GTM, mỗi khi có cuộc gọi điện hoặc đơn hàng tại website, Google Analytics sẽ nhận được sự kiện tương ứng.

Tuy nhiên, ngoài 2 sự kiện này, Google Analytics có thể nhận rất nhiều sự kiện khác nữa. Do vậy chúng ta cần thiết lập để cho GA hiểu rằng 2 sự kiện này là đặc biệt, thông qua việc thiết lập mục tiêu (chính là chuyển đổi mà ta quan tâm).

Trình tự thiết lập mục tiêu tại GA như sau:

Bước 1: Tại trang Admin của Google Analytics, chọn Goals (mục tiêu).

Bước 2: Tại màn hình danh sách mục tiêu, chọn NEW GOAL

Bước 3: Thiết lập mục tiêu gọi điện

Chọn thiết lập mục tiêu là kiểu Custom, click button Continue để tiếp tục

Đặt tên mục tiêu thứ nhất là Call (gọi điện), kiểu mục tiêu là Event (sự kiện). Click button Continue để tiếp tục

Chọn điều kiện của sự kiện, Category tương ứng với Call. Click Save để hoàn thành.

Lưu ý: Thông tin này cần phải khớp với thiết lập tại thẻ tag GA – Event – Call tại GTM.

Bước 4: Thiết lập mục tiêu mua hàng qua website

Thực hiện tương tự như bước trên.

  • Tên mục tiêu: Purchased
  • Thiết lập: Custom
  • Loại mục tiêu: EventCategory tương ứng Purchased

Click Save để hoàn thành.

Bước 5: Xác nhận tại màn hình Google Analytics

Như hình dưới, phần Conversions (chuyển đổi) đã có hai mục tiêu được thiết lập: Call và Purchased.

Làm sao tracking chuyển đổi ở các channel (SEM, FB, Youtube, GDN, v.v…) khác nhau?

Hãy cài đặt utm cho các kênh khi chạy quảng cáo.

Xem Report của các kênh chuyển đổi ở đâu?

Vào AnalyticsAnalytics => Acquisition => All Traffic => Source/Medium

Các bước xây dựng chiến lược truyền thông hiệu quả

Các bước xây dựng chiến lược truyền thông hiệu quả 39

Chiến lược truyền thông là gì?

Là các phương pháp tiếp cận khách hàng mục tiêu, giúp cho khách hàng của bạn nhận biết thương hiệu, nhận biệt về dịch vụ và sản phẩm, đồng thời cung cấp thông tin để khách hàng tìm hiểu về sản phẩm và dịch vụ, từ đó thúc đẩy khách hàng dùng thử sản phẩm, quyết định mua sắm và trung thành với thương hiệu và sản phẩm của bạn.

cac-buoc-xay-dung-chien-luoc-truyen-thong-hieu-qua

Các bước xây dựng chiến lược truyền thông

Chiến lược truyền thông gồm có 2 phần chính:

Chiến lược nội dung: 

Thông điệp mà công ty muốn gửi đến khách hàng là gì? Thông thường các doanh nghiệp dựa trên định vị sản phẩm, những điểm khác biệt của sản phẩm và thương hiệu mà đối thủ không có, để thông tin và thuyết phục khách hàng.

Ngoài ra nội dung thông điệp cũng được gửi đến khách hàng thông qua hình thức trình chuyển tải thông điệp như:

  • Hình thức chuyển tải thông điệp qua bao bì sản phẩm.
  • Qua chất lượng hình ảnh, âm thanh của TVC.
  • Hình thức thiết kế các mẫu quảng cáo trên các phương tiện truyền thông.

Chiến lược sử dụng các phương tiện truyền thông:

Sau khi có nội dung quảng cáo, các mẫu quảng cáo, vấn đề tiếp theo là các nhà hoạch định chiến lược cần nghiên cứu về thói quen truyền thông của khán giả mục tiêu để quyết định lựa chọn và sử dụng các phương tiện truyền thông, làm sao để truyền thông điệp của sản phẩm và thương hiệu đến người tiêu dùng một cách hiệu quả về chi phí.

Để làm được điều này người chiến lược xây dựng chiến lược truyền thông qua các giai đoạn như sau:

  1. Xác định đối tượng truyền thông mục tiêu: ai là người mà chiến dịch truyền thông nhắm đến.
  2. Xây dựng mục tiêu truyền thông của chiến dịch quảng cáo, cần tiếp cận bao nhiêu % khách hàng mục tiêu, số lần tiếp cận của khán giả đối với thương hiệu và sản phẩm bao nhiêu lần, để họ có thể nhớ và ấn tượng về sản phẩm và thông điệp
  3. Nghiên cứu thói quen truyền thông của khán giả mục tiêu, họ thường đi đâu? Xem gì, nghe gì, đọc gì, trong khoảng thời gian nào. Nhà hoạch định xác định các phương tiện ( nơi tiếp cận được khán giả mục tiêu nhiều nhất) ví dụ chương trình truyền hình, chương trình radio, tờ báo được xem nhiều, vị trí trên website và mạng xã hội nào mà được nhiều người vào nhất.
  4. Xác định thị trường, địa điểm để giới thiệu và quảng cáo sản phẩm và thương hiệu, thời điểm để quảng cáo, tần suất quảng cáo hiệu quả …
  5. Theo dõi và đánh giá hiệu quả của các hoạt động truyền thông. Một ví dụ về mục tiêu và đo lường hiệu quả truyền thông: Bạn đặt ra mục tiêu ít nhất 80% khách hàng mục tiêu có thể nhận biết một sản phẩm mới của bạn trong vòng 3 tháng, và sau 3 tháng kể từ khi thực hiện chương trình truyền thông, bạn thực hiện một cuộc thăm dò khách hàng để kiểm tra xem bao nhiêu phần trăm khách hàng nhận biết sản phẩm mới của bạn.

Hoạt động truyền thông của công ty không chỉ thực hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng, mà còn thực hiện các hoạt động giới thiệu quảng bá sản phẩm và thương hiệu trong các nhóm người tiêu dùng có phạm vi nhỏ hơn, như khuyến mãi sản phẩm tại điểm bán, trưng bày sản phẩm, tổ chức hội thảo, phát quà tặng sản phẩm, dùng thử sản phẩm.

Tất cả các hoạt động giới thiệu sản phẩm đến với người tiêu dùng và thuyết phục họ sử dụng tiêu dùng sản phẩm đều được xem là các hoạt động truyền thông.

8 Cách Tăng Lead hiệu quả cho Website

8 Cách Tăng Lead hiệu quả cho Website 40

[kkstarratings]

Marketer luôn tìm kiếm cách mới để tạo ra lead và tối ưu website để tạo lead là một trong những cách tốt nhất để chuyển traffic vào website thành khách hàng của mình.

8 Cách Tăng Lead hiệu quả cho Website 41

Ngoài việc cần thêm nút CTA (Call to Action) vào thì sẽ tạo được lead ra thì bạn còn có 8 thứ này để cải thiện lead cho website:

1. Live chat & chat bot

  • Dùng để chat với bất cứ ai vào trang, nhờ vậy có thể tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ và bán hàng được.
  • Trang nào cũng có live chat thì phiền hà, nên có thể chỉ cần đặt ở trang chủ và trang sản phẩm, dịch vụ
  • Trang chủ thì bật live chat chào mừng khách hàng, còn trang sản phẩm/dịch vụ thì cung cấp tư vấn, hỗ trợ liên quan.

2. Nội dung download

  • Cho download hướng dẫn, blog, ebook là cách hay để lấy data khách hàng, cũng như tạo tương tác trực tiếp giữa khách với website.
  • Xuất phát điểm cho quá trình bán hàng, vì content được download về đồng nghĩa KH có thể hiện sự quan tâm tới sản phẩm/dịch vụ của bạn.
  • Lưu data vào CRM để tạo workflow gửi nội dung hữu ích tới khách hàng.
  • Nội dung download phải hữu ích (có giá trị) với khách hàng.

8 Cách Tăng Lead hiệu quả cho Website 42

3. Smart CTA

  • CTA nên nổi bật, độc đáo và phù hợp với từng nội dung khác biệt trên website (blog, hướng dẫn).
  • Vai trò của CTA không chỉ là cái nút nhiều màu và một dòng mệnh lệnh, có thể thêm dòng phụ để bên dưới để tăng hiệu quả.
  • Có 2 loại CTA: chính yếu và thứ yếu. Chính yếu kiểu như Buy Now, Apply Now… vì bạn muốn khách hàng hành động. Còn thứ yếu là Learn More, Keep Reading… những cái này để cung cấp thông tin về 1 chủ đề nào đó.
  • Smart CTA thì làm tốt hơn ở việc show đúng content, cho đúng người, ở đúng thời điểm. CTA thay đổi tùy theo visitor đang nhìn nó. Nên thay vì dùng 1 nút cố định, bạn có nhiều CTA cho nhiều user khác nhau, tùy tiêu chí bạn chọn.
  • Có thể dùng Smart Heatmap để khám phá những vị trí nào trên trang được chú ý nhiều nhất để đặt CTA hợp lí cũng như xem hiệu quả của các nút CTA sau một thời gian.

4. Nuôi dưỡng lead đi qua workflow

  • Tình chỉ đẹp khi còn dang dở. Lead chỉ ngon nếu bỏ công nuôi.
  • Có lead không có nghĩa là ra sales, nên phải chăm sóc họ để họ đi sâu xuống phễu bán hàng.
  • Mục tiêu của bạn là đưa lead đi qua phễu bán hàng, tới vị trí mà họ sẵn sàng mua. Email tự động có thể giúp rất nhiều cho quá trình này.
  • Theo nghiên cứu từ Forrester Research, những công ty biết nuôi lead thấy có hơn 50% “lead sắp chốt” hơn những công ty không chăm ở mức chi phí thấp hơn 33%.

5. Form

  • Form dùng để lấy thông tin khách hàng. Form chứa các chi tiết và thông tin cần thiết về người đăng ký như tên, giới, doanh nghiệp, email, điện thoại,…
  • Form nên đặt ở các trang nhiều traffic. Để biết trang nào nhiều traffic nhất, bạn xem trong Google Analytics.
  • Đặt ở vị trí nào cho phù hợp thì có thể cân nhắc dùng tới Smart Heatmap, vì có thể cho biết những khu vực được nào được nhìn thấy nhiều nhất trên trang web. Một thay đổi nhỏ về vị trí cũng có thể mang lại kết quả rất khác biệt.

8 Cách Tăng Lead hiệu quả cho Website 43

6. Testimonial về dự án / công việc từng làm

  • Với nhiều lựa chọn có sẵn, chúng ta sẽ muốn nhận về giá trị nhiều nhất từ số tiền của mình và vì vậy thường tìm các đánh giá hoặc testimonial để giúp đưa ra quyết định mua hàng.
  • Theo TrustPilot, 92% người tiêu dùng nói rằng quyết định mua bị ảnh hưởng bởi các đánh giá online.
  • 72% người tiêu dùng sẽ mua sau khi đọc đánh giá tích cực.
  • 88% người tiêu dùng tin tưởng các đánh giá như lời khuyên họ nhận từ bạn bè mình.
  • Ngoài ra, website còn là chỗ để khoe sản phẩm/dịch vụ, vậy nên bạn hãy chia sẻ các thông tin về dự án hoặc thành quả từng làm / đạt được.

7. Pop-ups

  • Mẫu chốt đối với popup là không dùng chúng quá sớm khi vào trang hoặc dùng trên mọi trang.
  • Một popup to chình ình ngay khi vào trang không phải là điều ai cũng thích thú.
  • Một vài popup rất hữu ích nếu chúng tạo trao đổi với khách hàng, và thu hút sự chú ý của họ ngay lập tức. Có thể thử qua Smart Promotion với 14 loại popup giúp kích thích tâm lý khách hàng khi truy cập vào web.

8. Test để tăng Lead

  • Đây không phải tính năng thực sự nhưng cũng là bước quan trọng với bất kỳ website nào.
  • A/B testing (quá trình so sánh 2 phiên bản để tìm phiên bản hiệu quả hơn) là phương pháp rất hiệu quả thường được dùng để tăng CTR.
  • Thử test các tính năng đơn giản kể trên như CTA, bố cục trang web, hình ảnh và các loại nội dung khác.
  • Để điều chỉnh hợp lý, cân nhắc phân tích bằng Smart Heatmap qua phân tích hành vi của khách hàng thay vì nhận định chủ quan.

Hãy lên kế hoạch và testing để tăng lead cho website nhé.

3 cách thêm con số vào tiêu đề để thu hút người đọc

3 cách thêm con số vào tiêu đề để thu hút người đọc 44

Bạn có bao giờ thắc mắc, tại sao bạn luôn bị thu hút vào các bài viết mà tiêu đề như:

  1. “Top 5 Bí quyết chăm sóc da cho cô nàng nhiều mụn”
  2. “Nghệ thuật kinh doanh kiếm 100 triệu chỉ trong 3 tháng”
  3. “Lý do khiến 90% người Việt cảm thấy Tết chán”.

Điểm chung của 3 tiêu đề vừa nhắc đến ở trên đó chính là sự xuất hiện của con số.

Theo nghiên cứu của Conductor, thì tiêu đề chứa con số có khả năng tăng 36% lượt nhấp chuột so với những tiêu đề không chứa con số. Hầu hết tâm lý con người dễ ấn tượng mạnh đối với những con số vì chúng dễ tiếp thu, rõ ràng, chi tiết.

Vậy nên, để thu hút sự chú ý của người đọc, bạn có thể thêm các con số vào trong tiêu đề bài viết của mình và 1 lợi ích nữa giúp tăng điểm chất lượng onpage của bài viết cho SEO.

cach-them-con-so-vao-tieu-de-de

Có 3 cách phổ biến nhất bạn có thể áp dụng:

1. Thêm con số mô tả cụ thể điều bạn nói

Với cách này, bạn nên làm rõ ràng hơn những khái niệm, ý tưởng bằng các con số để người đọc dễ hình dung.

Ví dụ: Thay vì viết là “Phương pháp học Tiếng Anh hiệu quả”, bạn sẽ làm rõ hơn bằng cụm “trong vòng 6 tháng” => “Phương pháp học Tiếng Anh hiệu quả trong vòng 6 tháng”

2. Thêm các con số thể hiện tỉ lệ

Để thực hiện tốt cách này, bạn nên sưu tầm 1 loạt các con số tỉ lệ hot để dành dùng dần dần. Vì chúng là những con số “vàng”, dễ gây sốc và tò mò cho người đọc. Cách này hay được áp dụng đối với những bài viết về thủ thuật, hướng dẫn, mẹo vặt,…

Ví dụ: 90%, 50%, 100%, 1/2, 3/4,…

3. Viết tiêu đề dưới dạng danh sách

Đây là cách phổ biến nhất và dễ sử dụng nhất. Bạn có thể thấy cách này nhan nhản trên mạng, khi gặp bất kì bài viết nào. Bạn chỉ cần hệ thống nội dung mình sẽ viết theo dạng danh sách rồi sau đó đặt cho tiêu đề những cụm từ như “5 phương pháp”, “3 bí quyết”, “top 7 bí mật”,… kết hợp với nội dung muốn nói là ổn.

Một cuộc điều tra từ 150.000 tiêu đề tiết lộ rằng, các tiêu đề số lẻ có tỷ lệ nhấp cao hơn 20% so với tiêu đề số chẵn.

Ví dụ: Thay vì viết là “Các bước để xây dựng chiến lược nội dung hiệu quả”, bạn sẽ thêm vào phía trước cụm “5 bước” => “5 bước xây dựng chiến lược nội dung hiệu quả”

Như bạn thấy đó, tiêu đề hiện tại của bài viết này cũng dùng con số (cách 3) để thu hút sự chú ý của bạn, khiến bạn click vào đọc bài viết. Với 3 cách đã chia sẻ, hi vọng bạn có thể dễ dàng áp dụng cho công việc của mình để đạt được hiệu quả tốt nhất nhé.

#DươngThịThanhNgân